Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khoẻ của chị em phụ nữ. Thế nhưng nhiều chị em vẫn đang chủ quan về vấn đề này. Thậm chí nhiều chị em không nắm được kinh nguyệt của mình bao nhiêu ngày. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghĩ có rụng trứng mới có kinh nguyệt. Vậy nếu không có trứng rụng có kinh nguyệt không? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
Các giai đoạn của một chu kỳ kinh nguyệt
Một chu kỳ kinh nguyệt trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn kinh nguyệt:
Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Nó còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.
Giai đoạn nang trứng:
Giai đoạn này xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng.
Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 – 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.
Giai đoạn rụng trứng:
Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.
💁♀️💁♀️Tìm hiểu thêm: 5 siêu thực phẩm giúp trứng khoẻ dễ thụ thai
Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.
Giai đoạn hoàng thể:
Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.
Trong trường hợp quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.
Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu.
2. Sự rụng trứng xảy ra khi nào?
Rụng trứng là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng giải phóng khỏi buồng trứng. Mỗi tháng, trung bình chỉ có 1 trứng chín. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể sản xuất rất nhiều hormone estrogen. Hormone này phát tín hiệu làm dày lớp lót tử cung và tạo ra một môi trường thân thiện với các tinh trùng. Nồng độ estrogen cao cũng làm gia tăng đột ngột hormone LH. Sự gia tăng này kích thích buồng trứng phóng thích quả trứng đã chín trong vòng 24 đến 36 giờ sau đó. Đây chính là quá trình rụng trứng.
Sự rụng trứng điển hình thường diễn ra ở ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Đó là khi trứng phóng ra khỏi buồng trứng và di chuyển xuống ống dẫn trứng. Lúc này, tinh trùng sẽ có cơ hội gặp trứng để thụ tinh. Nếu thành công trứng sẽ di chuyển về tử cung, phát triển thành phôi thai. Nếu trứng rụng không được thụ tinh sẽ tự phân hủy, được đưa ra ngoài cùng niêm mạc tử cung bong ra khi đến kỳ kinh nguyệt.
Mỗi tháng buồng trứng giải phóng 1 trứng đủ chín để chờ kết hợp với tinh trùng tạo thành một hợp tử, từ đó phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, phần thử thách là thời gian trứng rụng lại khác nhau trong từng tháng, ngay cả đối với cùng một người phụ nữ.
3. Không có trứng rụng có kinh nguyệt không?
Nhiều chị em cho răng, có kinh nguyệt chắc chắn sẽ có sự rụng trứng. Thế nhưng sự thật là dù không rụng trứng bạn vẫn có kinh nguyệt. Đó hay còn gọi là vòng kinh không phóng noãn. hiện tượng không rụng trứng chỉ là tạm thời và sau đó sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu không rụng trứng thường xuyên thì tình trạng này có thể trở thành mãn tính và gây vô sinh.
Nguyên nhân gốc rễ gây ra khiến trứng không rụng là do sự mất cân bằng của một hoặc nhiều hormone liên quan đến quá trình rụng trứng như hormone GnRH, FSH và LH được tiết ra từ vùng hạ đồi và tuyến yên trên não. Trong đó, những nguyên nhân gây ra mất cân bằng hormone thường bao gồm:
- Dậy thì
- Tiền mãn kinh
- Béo phì
- Căng thẳng
- Sụt cân đột ngột
- Ăn kiêng khắt khe hoặc tập thể dục cường độ cao
- Các vấn đề liên quan đến tuyến yên hoặc tuyến giáp
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Trên đây là những thông tin về vấn đề không có trứng rụng có kinh nguyệt không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên nó sẽ không thường xuyên và có dấu hiệu khác biệt với chu kỳ kinh có phóng noãn. Vậy nên, khi mong con đủ lâu, các chị em nên đi khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp, càng sớm càng tốt.
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9