Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay là phương pháp hiện đại nhất trong Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản. Đây là kỹ thuật mà trứng và tinh trùng sẽ thụ tinh bên ngoài cơ thể. Sau thời gian nuôi cấy, phôi sẽ được chuyển trở lại tử cung người phụ nữ để phát triển tiếp. Mặc dù là kỹ thuật hiện đại, nhưng tỷ lệ thành công của IVF trên thế giới mới chỉ dừng lại ở khoảng 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của IVF tại Viện Mô phôi đạt khoảng 60%. Dưới đây là một số kỹ thuật để tăng tỷ lệ thành công khi điều trị IVF tại Viện.
❇️Ngày 06/05/2023: Tinh dịch loãng nên ăn gì?
❇️Ngày 05/05/2023: Thai IVF sẽ dùng thuốc nội tiết đến mấy tuần?
❇️Ngày 24/04/2023: Thai ngoài tử cung có sinh được không?
❇️Ngày 20/04/2023: Thụ tinh nhân tạo có bắt buộc giấy đăng ký kết hôn không?
❇️Ngày 25/04/2023: Beta hCG thấp nên làm gì?
❇️Ngày 05/05/2023: Dính buồng tử cung nguy hiểm như thế nào?
Khi nào bệnh nhân cần điều trị thụ tinh trong ống nghiệm?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chính là có tỷ lệ thành công khá cao. Tỷ lệ thành công của IVF trên thế giới hiện nay khoảng 50%. Tại Viện Mô phôi, tỷ lệ thành công trùng bình khoảng 60%.
Quy trình thực hiện một ca thụ tinh trong ống nghiệm
- Bước 1: Khám sức khỏe sinh sản tổng quát, tư vấn, xét nghiệm, hoàn thiện hồ sơ IVF
- Bước 2: Tiêm thuốc kích trứng và theo dõi sự phát triển của nang noãn
- Bước 4: Chọc hút noãn và nuôi phôi ngày 3 hoặc ngày 5, đông lạnh phôi (đối với phôi trữ đông)
- Bước 5: Chuẩn bị niêm mạc tử cung (đối với chuyển phôi đông lạnh)
- Bước 6: Thử thai
Những trường hợp nào được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm?
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
Một số kỹ thuật để tăng tỷ lệ thành công khi điều trị IVF
Hỗ trợ phôi thoát màng.
Hỗ trợ phôi thoát màng là một kỹ thuật vi thao tác giúp phôi thoát khỏi màng bao. Kỹ thuật này được thực hiện trước khi phôi được chuyển vào buồng tử cung. Giúp phôi có thể dễ dàng thoát khỏi màng, bám vào nội mạc tử cung (làm tổ) và phát triển thành thai. Viện Mô phôi thực hiện thoát màng cho phôi bằng phương pháp laser.
Thụ tinh trong ống nghiệm – Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
ICSI hay còn gọi là tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, là phương pháp tiêm trực tiếp tinh trùng vào noãn để tạo phôi.
Đây là những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khép kín, có chi phí cao và tỷ lệ thành công tại Viện hiện nay khoảng 60%.
Tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán di truyền trước và sau chuyển phôi
PGT hiện nay ngày càng khẳng định vai trò trong Hỗ trợ sinh sản để có em bé khoẻ mạnh chào đời. Đặc biệt là đối với các trường hợp có bất thường NST, bố mẹ có mang bệnh lý di truyền đơn gen như Thalassemia, Hemophilia…
Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.
Đây là một trong những tiến bộ vượt bậc của khoa học nhằm cải thiện tình trạng niêm mạc mỏng trên bệnh nhân chuyển phôi thất bại nhiều lần, bệnh nhân niêm mạc mỏng, viêm niêm mạc tử cung…
Lưu trữ tinh trùng, mô tinh hoàn, trứng (noãn), phôi.
Đây là một trong những kỹ thuật thường quy tại Viện. Tinh trùng, noãn, phôi được trữ đông bằng phương pháp thuỷ tinh hoá, đảm bảo tỷ lệ sống của mẫu sau rã đông đạt gần 100%.
Nuôi cấy phôi nang
Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi nang cao hơn gấp 1,35 lần so với phôi phân chia. Chuyển phôi nang sẽ hợp với sinh lý hơn. Khả năng bám vào niêm mạc tử cung làm tổ cao hơn. Nuôi phôi nang kết hợp PGTi sẽ loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng cơ hội có con khỏe mạnh.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11