Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch kém hơn so với người bình thường, do đó vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cần được quan tâm. Vắc-xin được xem là một “lá chắn” hữu hiệu cho các mẹ bầu. Tiêm phòng vắc-xin trước khi chuyển phôi là vấn đề được các chị em đang điều trị IVF quan tâm. Tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai giúp bảo vệ mẹ, thai nhi tránh khỏi nhiều bệnh lý truyền nhiễm. Thời gian tiêm các loại vắc-xin trước khi chuyển phôi là điều các mẹ cần lưu ý.
❇️Ngày 18/03/2024: Tinh hoàn ẩn gây ra nguy cơ gì?
❇️Ngày 15/03/2024: Những lưu ý khi khám hiếm muộn lần đầu.
❇️Ngày 14/03/2024: Số lượng tinh trùng bình thường trong một lần xuất tinh
❇️Ngày 15/03/2024: AMH thấp có thể cải thiện được không?
❇️Ngày 14/03/2024: Độ tuổi tốt nhất để sinh con là bao nhiêu?
❇️Ngày 13/03/2024: Câu chuyện về nữ bác sĩ Quân Y “mát tay”
Tầm quan trọng của tiêm các loại vắc-xin trước chuyển phôi
Chuyển phôi là thao tác bác sĩ sẽ đưa phôi sau khi đã thụ tinh vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sẽ được chứa trong Catheter chuyên dụng chuyển vào tử cung dưới hướng dẫn siêu âm.
Đối với những người đang điều trị IVF, không có gì quan trọng hơn việc có con. Và khi đến ngày bạn mang thai, không có gì quan trọng hơn việc giữ cho em bé của bạn được an toàn. Và có một thai kỳ khoẻ mạnh, em bé phát triển bình thường.
Thật không may, tất cả các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và cách tự chăm sóc bản thân tối ưu trên thế giới sẽ không hoàn toàn bảo vệ bạn khỏi virus gây bệnh. Vì vậy tiêm vắc xin được xem là biện pháp chủ động. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu quá trình điều trị IVF thành công.
Trong khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu trở nên yếu hơn so với trước đây. Họ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Đó là lý do vì sao các chị em có ý định sinh em bé nên chủ động tìm hiểu về vấn đề tiêm chủng trước khi mang thai và có sự chuẩn bị tốt nhất.
Thời gian tiêm các loại vắc-xin trước khi chuyển phôi
Điều trị hiếm muộn là một hành trình dài, tốn nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc. Hành trình tìm con có thể tính bằng tháng thậm chí bằng năm vì vậy để hành trình này trở nên thuận lợi, các ông bố, bà mẹ tương lai không nên bỏ qua các bước chuẩn bị tất yếu về thời gian, tài chính và đặc biệt là sức khỏe trong đó có việc tiêm vắc-xin trước khi chuyển phôi.
Dưới dây là thời gian tiêm các loại vắc-xin trước khi chuyển phôi các mẹ nên tham khảo:
Cúm
Thời điểm tiêm: Tiêm trước khi có thai 1 tháng,
Lưu ý: Chị em có thể tiêm vắc xin cúm trước khi có thai hoặc tiêm vào 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ.
Vắc xin 3 trong 1: Sởi – Quai bị – Rubella
Thời điểm tiêm: Tiêm trước khi có thai 3 tháng
Lưu ý: Phụ nữ đang có thai không tiêm vắc xin này.
Thủy đậu
Thời điểm tiêm: Tiêm trước khi có thai 3 tháng
Lưu ý: Phụ nữ đang có thai không tiêm vắc xin này.
Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván
Thời điểm tiêm: Tiêm 1 mũi duy nhất và 10 năm nhắc lại 1 lần.
Lưu ý: Vắc xin Boostrix được tiêm cho mẹ bầu tốt nhất ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
Viêm gan B
Thời điểm tiêm:
- Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm, trước khi có thai 7 tháng.
- Mũi 2: cách mũi 1 một tháng.
- Mũi 3: cách mũi 1 sáu tháng.
Lưu ý: Chị em cần làm xét nghiệm trước khi tiêm viêm gan B.
Uốn ván
Thời điểm tiêm:
- Người chưa tiêm/ không rõ tiền sử tiêm/ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Phác đồ tiêm 5 mũi.
- Người đã tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Phác đồ tiêm 3 mũi.
- Người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: Phác đồ tiêm 2 mũi.
Phụ nữ mang thai là đối tượng cần được dự phòng bệnh tật vì quá trình mang thai nếu người phụ nữ chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch suy giảm sẽ dễ bị tấn công bởi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến việc sảy thai, lưu thai, em bé sinh ra bị dị tật…
Vì vậy chị em nếu có dự định mang thai cần được tiêm sớm các loại vắc xin cần thiết để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Một số bất thường NST gây vô sinh ở nam giới
Một nam giới bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 46XY, được chia làm ...
Th12
Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ ...
Th12
Rối loạn phóng noãn – những điều cần biết
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiếm muộn chính là tình trạng ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Khám sức khỏe tiền hôn nhân – những điều cần biết
Một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và những đứa con khỏe mạnh là mong ...
Th12