Gừng là gia vị hết sức quen thuộc, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Tuy nhiên, nhiều chị em băn khoăn mang bầu ăn gừng được không? Bởi có nhiều thông tin cho rằng mẹ bầu ăn gừng khiến cơ thể bị nóng không tốt cho thai nhi. Vậy thực hư bà bầu ăn các món từ gừng hay uống trà gừng được không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
I. Gừng – thực phẩm trong vườn có dinh dưỡng cao
Nói đến gừng chắc hẳn ai ai cũng sẽ nghĩ đến vai trò của gừng đó chính là gia vị trong nấu ăn. Quả thực, vị cay, mùi thơm dễ chịu của gừng giúp món ăn thêm phần hấp dẫn hơn. Không những thế, gừng còn được các chuyên gia đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Về giá trị dinh dưỡng, trong gừng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Những dưỡng chất này được đánh giá cao. Gừng còn được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý đơn giản tại nhà. Chính vì thế, gừng được rất nhiều gia đình trồng tại vườn để sử dụng trong nấu ăn và chữa bệnh.
II. Giải đáp: Bà bầu có ăn gừng được không?
Tính ứng dụng trong đời sống của gừng khá phong phú, nên bà bầu chắc chắn sẽ dùng đến gừng trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều người cho rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn gừng. Bởi gừng có tính nóng nên việc ăn gừng sẽ không tốt cho thai nhi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mẹ bầu có thể dùng gừng trong quá trình mang bầu. Thực tế đã có nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng của gừng đối với các mẹ bầu. Một số công dụng phổ biến phải kể đến của gừng như:
1. Giảm triệu chứng buồn nôn
Mùi thơm đặc trưng và vị cay của gừng chính là giải pháp hiệu quả nhất giúp chị em trải qua giai đoạn ốm nghén. Với nhiều chị em chắc hẳn đều cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhắc đến việc ốm nghén.
Thời gian bị ốm nghén vừa không thể ăn uống vừa khiến cơ thể mệt mỏi. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu có thể nhâm nhi một chút trà gừng hoặc mứt gừng sẽ thấy dễ chịu hơn.
2. Giảm Cholesterol xấu
Sử dụng gừng khi mang thai giúp cơ thể thai phụ loại bỏ Cholesterol xấu rất tốt. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ phòng tránh được các nguy cơ liên quan đến tim mạch hay nghẽn mạch…
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Việc có bầu khiến cho hệ miễn dịch của các chị em giảm nhiều so với trước đó. Nên việc bổ sung gừng chính là giải pháp tăng miễn dịch tự nhiên, an toàn mà các chị em không nên bỏ qua.
4. Giảm đau
Một công dụng khác của gừng phải kể đến đó chính là giảm đau, đặc biệt là đau xương khớp. Nếu mẹ bầu dùng gừng với tần suất hợp lý sẽ cải thiện đáng kể vấn đề đi lại, tránh bị đau nhức khi mang thai.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Hỗ trợ tiêu hóa là công dụng phổ biến của gừng được nhiều người sử dụng. Nếu mẹ bầu cũng đang gặp bất thường về vấn đề tiêu hóa thì có thể tận dụng gừng để cải thiện.
6. Thư giãn cơ thể
Rất nhiều mẹ bầu truyền tai nhau về công dụng thư giãn của gừng. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bầu ngâm chân với nước gừng ấm sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
⭐⭐⭐⭐ TÌM HIỂU NGAY: Bà bầu ăn sả được không?
III. Những nguy cơ khi sử dụng gừng sai cách
Bà bầu ăn gừng được không mẹ bầu đã có câu trả lời. Các bà bầu có thể yên tâm sử dụng gừng để tận dụng những tác dụng kể trên. Tuy nhiên, để đem lại công dụng cho sức khỏe buộc mẹ bầu phải dùng đúng cách, liều lượng vừa phải.
Còn với trường hợp sử dụng quá nhiều, sử dụng sai cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sau:
- Gây dị tật bẩm sinh: Nguy cơ này thường do mẹ bầu lạm dụng các món ăn từ gừng. Không những gây dị tật, sử dụng gừng với liều lượng lớn còn có thể gây hỏng thai, giới tính cũng bị ảnh hưởng.
- Chảy máu: Chảy máu khiến mẹ bầu và thai nhi gặp nguy hiểm, dễ bị hỏng thai.
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Không những không cải thiện tiêu hóa mà ăn nhiều gừng còn biến mẹ bầu bị đi ngoài, ợ nóng.
Để tránh những nguyên nhân kể trên, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau khi ăn gừng:
- Thời điểm sử dụng gừng thích hợp là buổi sáng.
- Sử dụng gừng với tần suất vừa phải, mỗi ngày chỉ nên dùng 1g.
- Các trường hợp không nên ăn gừng gồm: Người mất ngủ, đái tháo đường, đang bị sốt, viêm dạ dày.
- Sử dụng gừng còn tươi, nguồn gốc đảm bảo.
IV. Các món ăn được chế biến từ gừng cho bà bầu
Chính vì những công dụng tuyệt vời của gừng nên gừng được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau. Tùy vào sở thích, mục đích của mình mà mẹ bầu có thể lựa chọn một trong những món ăn dưới đây.
1. Kẹo gừng
Kẹo gừng là món ăn rất tiện lợi, mẹ bầu có thể mang theo bất kỳ nơi nào và sử dụng mỗi khi thấy có triệu chứng nghén. Tuy nhiên, vì kẹo được chế biến với nhiều thành phần khác nhau mẹ bầu cần thận trọng, tìm hiểu kỹ loại kẹo uy tín để dùng.
2. Ô Mai mơ gừng
Ô mai là món ăn vặt được lòng rất nhiều mẹ bầu, trong đó có ô mai mơ gừng. Ô mai gừng có vị chua ngọt dễ ăn, cùng vị cay cay của gừng khiến các triệu chứng buồn nôn giảm nhanh chóng. Vì món ăn này rất dễ đưa miệng nên mẹ bầu cũng kiểm soát để ăn với mức vừa phải nhé.
3. Trà Gừng
Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi do các triệu chứng ốm nghén có thể dùng 1 tách trà gừng. Với đồ uống này, mẹ bầu có thể dùng ngay cả trong 3 tháng đầu. Nhưng lưu ý không nên uống trong 3 tháng cuối vì có thể gây chảy máu kéo dài.
4. Mứt Gừng
Mứt gừng là món ăn phổ biến, mẹ bầu dễ dàng mua ở bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, chính vì sự phổ biến này nên mẹ bầu nên thận trọng chọn thương hiệu uy tín. Nếu được, tốt nhất mẹ bầu có thể tự tay làm mứt gừng để đảm bảo an toàn.
5. Món nấu
Bà bầu ăn món chế biến gừng được không? Câu trả lời là có. Mẹ bầu có thể sử dụng gừng để nấu cùng các nguyên liệu khác. Có thể kể đến một số món như gà kho gừng, cá kho gừng, thịt lợn kho gừng…
Nội dung bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của nhiều chị em bầu ăn gừng được không? Như vậy, gừng là nguyên liệu lành tính và an toàn với mẹ bầu. Mẹ bầu có thể sử dụng gừng để cải thiện triệu chứng ốm nghén và mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11