Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không? Trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu có nhiều món ăn cho thêm sả để món ăn thơm hơn, kích thích vị giác. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng dùng sả nhiều khiến mẹ bầu bị nóng trong ảnh hưởng đến thai. Thực hư có bầu ăn sả được không? Cùng tìm đáp án chính xác ngay sau đây.
I. Cây sả loại cây trồng quen thuộc
Cây sả là loại cây trồng quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Loại cây này khá dễ trồng, tuổi thọ cao, cây sả thường sẽ mọc thành bụi san sát nhau. Đặc điểm nổi bật của cây sả đó là có mùi thơm nhẹ nhàng nên được ứng dụng khá rộng rãi.
Nói đến ứng dụng đầu tiên của sả phải kể đến đó là làm gia vị. Loại cây này được ướp cùng nhiều nguyên liệu khác trong nấu nướng hay dùng để pha nước chấm… Món ăn có sự góp mặt của sả tăng phần hấp dẫn hơn, loại bỏ mùi tanh rất tốt.
Sả còn được biết đến như một loại thảo dược để chữa bệnh. Nhiều gia đình trồng sả còn với mục đích xua đuổi côn trùng. Chính vì những lợi ích tuyệt vời trên, sả được nhiều gia đình trồng để sử dụng. Gia đình nào cũng luôn có sẵn sả trong ngăn bếp để khi cần đến sẽ có ngay.
II. 3 tháng đầu và cuối bà bầu ăn sả được không?
Sả là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn hay các loại nước chấm. Do đó, trong quá trình ăn uống, mẹ bầu không thể tránh những món ăn liên quan đến sả. Vậy bầu ăn sả được không?
1. 3 tháng đầu
Sả là loại có cây có tính ấm, nên nhiều mẹ bầu lo lắng ăn sả trong 3 tháng đầu sẽ hỏng thai. Tuy nhiên, các bác sĩ tại Viện Mô Phôi cho biết mẹ bầu có thể ăn sả, dùng sả để chế biến các món ăn.
Những thành phần có trong sả không gây hại cho thai phụ và thai nhi. Hơn nữa, mùi thơm từ sả sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy ăn ngon miệng hơn, tránh bị ốm nghén.
Một thông tin thú vị khác đó là việc ăn sả từ các món ăn hàng ngày sẽ mang đến nhiều lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Với những lý do trên chắc chắn mẹ bầu sẽ không còn phải lo lắng có bầu ăn sả được không.
Mặc dù trong những tháng đầu mẹ bầu có thể ăn sả, song cũng cần tìm hiểu về liều lượng quy định dùng là bao nhiêu, bản thân có phù hợp với sả hay không. Có như vậy, việc dùng sả mới đảm bảo an toàn và đem đến công dụng cho thai phụ.
2. 3 tháng cuối
Mang thai những tháng cuối ăn sả được không? Theo các chuyên gia với những mẹ bầu trong 3 tháng cuối vẫn có thể ăn các món ăn có liên quan đến sả. Tuy nhiên, khi dùng mẹ bầu cũng nên dùng với mức độ vừa phải, đảm bảo ăn chín để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
✔️✔️✔️ KIẾN THỨC CẦN BIẾT: Bầu ăn chân gà sả tắc được không? – Cần lưu ý gì khi sử dụng
III. Những tác dụng đặc biệt của sả đối với bà bầu
Sả không chỉ giúp món ăn thêm hấp dẫn, mà loại cây này còn mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho thai phụ. Những tác dụng ấy là gì, chúng tôi sẽ bật mí ngay sau đây.
1. Tốt cho hệ tiêu hóa
Các thành phần có trong sả rất có lợi trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Những chất này có tác dụng bỏ những hại khuẩn trong đường ruột. Nên quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ trơn tru, thuận lợi. Nhờ đó, mẹ bầu cũng sẽ hạn chế được những khó chịu do đường tiêu hóa gây ra.
2. Chống ung thư
Một công dụng tuyệt vời của sả nhưng ít ai biết đến đó là sả có tác dụng chống ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hợp chất trong sả sẽ hạn chế sự sinh sôi của tác nhân gây ung thư trong cơ thể.
3. Trị cảm
Mẹ bầu có sức đề kháng kém nên rất dễ bị cảm nếu không phòng ngừa tốt. Lúc này, mẹ bầu không nên tìm đến thuốc tây để chữa bệnh. Thay vào đó, nên dùng các thảo dược an toàn như sả để trị cảm cúm.
Loại thảo dược này dùng để trị các triệu chứng của cảm cúm rất tốt. Không những vậy, mẹ bầu ăn sả còn giúp cơ thể khỏe mạnh nhờ hệ miễn dịch được nâng cao.
4. Giải độc
Bầu không chỉ ăn được sả mà còn giúp cơ thể loại bỏ những chất độc hại có trong cơ thể. Cùng với đó, thói quen ăn sả còn giúp cơ thể mẹ bầu được thanh lọc, hỗ trợ các cơ quan như thận, gan làm việc tốt hơn.
✅✅✅ GIẢI ĐÁP CHUYÊN MÔN: Bà bầu ăn mắm nêm được không?
5. Kiểm soát cholesterol
Dùng sả đúng cách là giải pháp giúp mẹ bầu loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ hạn chế mắc các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch.
6. Lợi ích khác
Một số lợi ích khác của sả đối với mẹ bầu phải kể đến như:
- Giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi, tâm trạng cảm thấy thoải mái hơn. Chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện.
- Sả giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng mụn, da tiết nhiều dầu nhờn an toàn mà hiệu quả.
- Mặc dù sả được dùng như một gia vị nhưng lại chứa chất dinh dưỡng phong phú.
IV. Một số tác dụng phụ của sả mẹ bầu cần biết
Như chúng tôi đã khuyến cáo ở trên, mẹ bầu chỉ nên dùng sả ở mức phù hợp. Trường hợp dùng sả liên tục với số lượng lớn không những không đem lại lợi ích trên mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này xuất hiện ở cả người mẹ và người con.
Cụ thể:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong những tháng đầu mang thai.
- Sự phát triển hệ xương của trẻ gặp bất thường.
- Hỏng thai, thai chết lưu.
- Ảnh hưởng đến đường huyết, đặc biệt với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ càng nguy hiểm hơn.
- Gây dị ứng cho thai phụ.
V. Mẹ bầu ăn sả thế nào thì an toàn?
Mẹ bầu ăn sả thế nào thì an toàn, hạn chế những tác dụng phụ kể trên. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ mẹ bầu không nên bỏ qua.
- Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn sả 2 lần, mỗi lần chỉ nên ăn 20g.
- Không sử dụng sả khi mẹ bầu đang đói.
- Nếu mẹ bầu dùng tinh dầu thì lưu ý không được dùng trực tiếp để tránh trường hợp bị dị ứng. Để hạn chế tác dụng phụ của sả, mẹ bầu có thể dùng kết hợp với các tinh dầu khác.
- Sả được khuyến cáo không dùng cho mẹ bầu trong các trường hợp như thiếu sắt, huyết áp thấp…
- Trong quá trình sử dụng sả nếu có dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần đi kiểm tra sớm.
Nội dung bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp bầu ăn sả được không? Bầu có thể ăn sả nhưng cần phải ăn với mức độ phù hợp, theo khuyến cáo của bác sĩ. Bà bầu tuyệt đối không nên dùng nhiều sả để tránh biến chứng xấu đến sức khỏe mẹ và con.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10