Bên cạnh các triệu chứng như xuất hiện cơn gò, vỡ ối… Nhiều chị em còn dựa vào triệu chứng xuống máu chân để nhận biết sắp sinh. Vậy xuống máu chân có phải sắp sinh? Xuống máu chân bao lâu thì đẻ? Cùng tìm câu trả lời ngay sau đây.
I. Lý do bà bầu xuống máu gây phù chân
Máu xuống chân hay còn gọi là phù chân, tình trạng này thường gặp ở các mẹ bầu. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau của thai kỳ, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ 3.
Theo các bác sĩ, lý do bà bầu xuống máu gây phù chân là do:
- Sự xuất hiện của em bé khiến cho cơ thể sản sinh nhiều máu hơn. Đa số, mẹ bầu bị xuống máu chân khi thai đã lớn. Lúc này thai nhi sẽ chèn ép vào các tĩnh mạch. Khiến cho quá trình vận chuyển máu ở tĩnh mạch bị đẩy ngược lại xuống chân.
- Sự thay đổi hormone của mẹ bầu trong giai đoạn này cũng là nguyên nhân gây máu xuống chân. Bởi sự thay đổi này khiến cho tĩnh mạch bị mềm. Nên quá trình bơm máu trong cơ thể không còn trơn tru như trước.
Ngoài những lý do chính kể trên, xuống máu chân còn do một số thói quen xấu như:
- Trong quá trình mang thai mẹ bầu có thói quen đi giày dép cao gót.
- Dinh dưỡng hằng ngày thiếu hụt chất kali nhưng lại dư thừa Natri.
- Mẹ bầu thường xuyên phải đứng hoặc ngồi quá lâu do công việc.
- Nhiệt độ quá nắng nóng.
II. Bà bầu phù chân có phải sắp sinh?
Thực tế, có rất nhiều người dựa vào triệu chứng xuống máu chân để nhận biết bản thân sắp sinh hay không? Vậy bà bầu phù chân có phải sắp sinh?
Như đã chia sẻ, đây là tình trạng rất thường gặp, đặc biệt ở những mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ. Đây cũng là thời điểm người mẹ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu sắp sinh. Chính vì thế, nếu triệu chứng này xuất hiện ở tháng thứ 9 thì có thể cảnh báo chị em sắp sinh.
Thông thường, nếu là dấu hiệu sắp sinh, chị em còn gặp các dấu hiệu đi kèm khác. Điển hình như xuất hiện cơn gò, tiểu tiện thường xuyên, bụng tụt xuống, ra máu báo… Lúc này, mẹ bầu cần theo dõi sát sao để kịp thời đến cơ sở y tế chuẩn bị chào đón em bé.
III. Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?
Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh? Theo dân gian, nếu triệu chứng này xuất hiện ở tháng cuối thai kỳ. Khoảng 3 lần xuống máu chân thì mẹ bầu sẽ sinh con.
Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh, thực chất mẹo nhận biết sắp sinh được truyền từ xưa đến nay. Để nhận biết chắc chắn bản thân sắp sinh hay không, mẹ bầu hãy theo dõi thêm các triệu chứng khác.
Bởi nhiều mẹ bầu khi mang thai hay sắp sinh lại không bị máu xuống chân. Lúc này, có thể dựa vào triệu chứng như vỡ ối, máu báo, cơn gò để phát hiện.
IV. Biện pháp khắc phục tình trạng phù chân ở bà bầu?
Xuống máu chân thực tế ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của chị em. Nhiều mẹ bầu bị đau nhức chân, việc đi lại cũng khó khăn hơn. Với trường hợp này, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện dưới đây:
1. Thực hiện xoa bóp massage
Máu xuống chân khiến cho quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn. Để cải thiện, mẹ bầu hãy nhờ chồng hoặc người thân, thậm chí là đi spa để được massage. Khi massage máu sẽ được tăng cường lưu thông, hạn chế triệu chứng đau khó chịu.
Cách massage rất đơn giản, các bạn tập trung massage ở vùng cổ chân, các ngón chân. Khi massage thao tác theo chiều kim đồng hồ, mẹ bầu sẽ được thư giãn. Mỗi bên chân thực hiện từ 5 – 10 phút, duy trì liên tục mỗi ngày.
2. Cải thiện chế độ ăn uống
Dinh dưỡng cũng là một trong những lý do khiến mẹ bầu gặp phải triệu chứng máu xuống chân. Mẹ bầu cần phải đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất trong các thực đơn hàng ngày.
Nên ưu tiên các nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin. Không nên ăn quá mặn khiến dư thừa Natri. Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều kali cũng sẽ giúp cải thiện phù nề.
3. Tập luyện thể dục
Tập thể dục được chứng minh rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, giúp mẹ bầu sinh đẻ thuận lợi hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng có ý nghĩa trong việc cải thiện tình trạng phù chân.
Nếu mẹ bầu đang gặp tình trạng phù chân, hãy tạo thói quen đi bộ hay tập yoga. Những bộ môn này sẽ góp phần giúp cho quá trình lưu thông tốt hơn.
4. Hạn chế đừng ngồi quá lâu
Nếu đặc trưng công việc của mẹ bầu phải ngồi quá lâu. Hãy tạo thói quen vận động, không nên ngồi lâu. Sau 1 giờ, hãy đứng dậy đi lại để máu lưu thông dễ dàng. Đặc biệt, không nên ngồi chéo chân càng khiến cho tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.
5. Ngâm chân
Trước khi đi ngủ, mẹ bầu hãy dành chút thời gian ngâm chân với nước ấm. Việc ngâm chân không chỉ giúp mẹ bầu bớt khó chịu mà còn giúp ngủ ngon hơn.
Trên đây là thông tin giải đáp xuống máu chân bao lâu thì đẻ? Như vậy, chị em có thể dựa vào dấu hiệu này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình “vượt cạn” sắp tới. Lưu ý, nếu tình trạng máu xuống chân diễn ra nghiêm trọng mẹ bầu cần đi kiểm tra để tránh tình trạng tiền sản giật.
🌠Từ khóa liên quan: xuống máu chân bao lâu thì đẻ, bà bầu phù chân mấy lần thì sinh, bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh , phù chân bao lâu thì sinh, xuống chân mấy lần thì sinh, phù chân 3 lần là đẻ, phù chân mấy lần thì sinh, bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh, bà bầu phù chân bao lâu thì sinh, chân bị phù 3 lần là đẻ, chân bị phù bao lâu thì sinh, chân phù mấy lần thì sinh, phù chân 3 lần là sinh, phù chân bao nhiêu lần thì sinh, bà bầu phù chân mấy lần thì sinh an toàn
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10