Bầu uống trà tắc được không? Quá trình mang thai mẹ bầu cần phải lưu ý đến vấn đề ăn uống. Bởi nếu sử dụng đồ ăn thức uống không đảm bảo sẽ gây nhiều nguy hại cho cả mẹ và bé. Vậy với trà tắc thì sao? Có bầu uống trà tắc được không? Hãy đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
I. Bà bầu uống trà tắc được không?
Trà tắc là thức uống giúp giải khát hiệu quả được nhiều độ tuổi khác nhau lựa chọn, đặc biệt trong ngày hè oi bức. Không chỉ giải khát tốt mà thức uống này còn chứa nhiều Vitamin tốt cho cơ thể. Nhiều người còn sử dụng trà tắc để chữa cảm cúm vừa an toàn vừa hiệu quả.
Không chỉ có công dụng trên, trà tắc còn có vị chua ngọt được đa số các chị em ưa thích. Nên rất nhiều mẹ bầu sử dụng trà tắc, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vậy bầu uống trà tắc được không?
Các bác sĩ cho rằng, mẹ bầu có thể uống trà tắc trong quá trình mang thai. Như chia sẻ ở trên, việc sử dụng trà tắc vừa bổ sung nhiều vitamin vừa là thức uống giải khát tốt. Đến nay, chưa có thông tin nào cho thấy trà tắc ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi hay sức khỏe mẹ bầu.
Đặc biệt, trà tắc được chứng minh mang đến rất nhiều lợi ích cho thai phụ. Những lợi ích ấy là gì, phần tiếp theo của bài viết sẽ có chia sẻ chi tiết hơn.
II. Những lợi ích của trà tắc đối với bà bầu
Bầu 3 tháng đầu uống trà tắc được không? Chị em mang bầu có thể uống trà tắc ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai. Bởi thức uống này mang đến rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe của bà bầu. Cụ thể:
1. Cải thiện làn da
Nhiều chị em mang bầu khiến là da bị xỉn màu, xuất hiện nám, tàn nhang. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C có trong trà tắc rất cao. Nếu chị em sử dụng thường xuyên sẽ giúp làn da được cải thiện đáng kể.
Theo đó, vitamin C sẽ giúp đẩy lùi các sắc tố gây xám sạm da, giúp da trắng hơn. Ngoài ra, vitamin E có trong trà tắc sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa da, khiến da được tươi tắn, khỏe mạnh.
2. Giải khát an toàn
Nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vào những ngày hè nóng bức. Với một ly trà tắc sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy sảng khoái, giúp cơ thể giải khát hiệu quả. Lưu ý, thay vì mua trà tắc có sẵn ở cửa hàng thì mẹ bầu nên tự làm trà tắc để đảm bảo an toàn.
⭐⭐⭐ ĐỌC NGAY: Bà bầu nên uống nước dừa khi nào thì tốt nhất?
3. Bớt cảm giác khó chịu lúc nghén
Có bầu uống trà tắc được không? Nhiều mẹ bầu sử dụng trà tắc để giảm các triệu chứng ốm nghén. Bởi tắc có mùi thơm, vị chua ngọt dễ chịu. Nên khi uống và ngửi trà tắc cơ thể sẽ thấy dễ chịu, giảm cảm giác khó chịu do nghén gây ra.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Trong trà tắc còn có hàm lượng chất xơ cao, có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Mẹ bầu sử dụng trà tắc giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ hiệu quả. Đặc biệt, nhờ bổ sung chất xơ cho cơ thể nên mẹ bầu cũng sẽ hạn chế được tình trạng táo bón.
5. Tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
Hàm lượng axit hữu cơ có trong trà tắc được chứng minh giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu chất dinh dưỡng tốt. Sở dĩ như vật là do chất này thúc đẩy cơ thể sinh sản axit dịch vị. Đồng thời, giúp mẹ có có cảm giác thèm ăn, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con.
6. Ngừa dị tật thai nhi
Bầu uống trà tắc được không? Mẹ bầu đừng quên bổ sung thức uống này vì trà tắc có chứa axit folic. Axit folic được nghiên cứu có tác dụng ngừa dị tật bẩm sinh rất tốt.
III. Bà bầu nên uống tắc xí muội khi nào?
Bên cạnh bầu uống trà tắc được không, nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn không biết nên uống tắc xí muội khi nào? Thời điểm sử dụng phù hợp sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời kể trên.
Về thời gian uống trà tắc, tùy vào mục đích sử dụng mà mẹ bầu có thể chọn một trong hai thời điểm sau:
- Uống trước bữa ăn 1 giờ:
Nếu mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén, chán ăn nên sử dụng trà trắc trước ăn khoảng 1 giờ. Việc uống trà tắc lúc này sẽ giúp cơ thể sản sinh axit dịch vị, giúp mẹ bầu có cảm giác thèm ăn. Như vậy vừa giảm triệu chứng nghén vừa giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng.
- Uống trà tắc sau khi ăn 1 giờ:
Nếu mẹ bầu đang gặp các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra thì nên uống trà tắc sau ăn 1 giờ. Với chất xơ dồi dào nên sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cải thiện táo bón.
IV. Một số lưu ý khi uống trà tắc đối với bà bầu
Trà tắc mang đến nhiều công dụng là vậy nhưng mẹ bầu cũng cần phải sử dụng đúng cách. Với thức uống này mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Không uống quá nhiều
Mặc dù trà tắc giúp giải khát hiệu quả nhưng bản chất loại trà này có tính ấm. Trong khi đó, cơ thể mẹ bầu thường xuyên bị nóng nên nếu dùng nhiều sẽ gây tức bụng khó chịu.
Chưa kể đến axit hữu cơ có trong trà tắc rất nhiều. Nếu nếu sử dụng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày, chua miệng.
2. Mẹ bầu có đường huyết cao nên hạn chế
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán có đường huyết cao thì không nên sử dụng trà tắc. Bởi trong trà tắc chứa lượng đường khá cao nên nếu dùng sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường.
3. Không uống khi đói
Trà tắc có vị chua, nhiều vitamin C nên các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không được dùng khi đói. Nếu dùng mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị đau dạ dày.
4. Không dùng trà tắc khi bị viêm loét dạ dày
Một lưu ý khác đó là mẹ bầu bị viêm loét dạ dày không nên dùng trà tắc. Trà tắc chứa nhiều axit dịch vị và có vị chua nên sẽ không tốt cho dạ dày.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý không dùng chung thức uống này với trứng, món ăn giàu đạm hay pha trà tắc với sữa.
Trên đây là thông tin giải đáp bà bầu uống trà tắc được không? Thức uống này rất tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu 3 tháng đầu. Mẹ bầu có thể sử dụng với tần suất phù hợp để cải thiện ốm nghén, hỗ trợ tiêu hóa, phòng dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10
Phụ nữ thừa cân ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Béo phì đang trở thành một gánh nặng ngày càng lớn cho hệ thống y ...
Th9
Chi phí trữ đông trứng tại Viện như thế nào?
Hiện nay xu hướng trữ đông trứng chủ động ngày càng được nhiều phụ nữ ...
Th9
Phụ nữ mắc PCOS có thể có thai bằng phương pháp nào?
Hội chứng PCOS hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9