Nội dung bài viết sau các chuyên gia sẽ giải đáp về thắc mắc về bụng bầu ngồi có ngấn không? Ngoài ra, còn đề cập đến cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ. Cũng như một số lời khuyên giúp chị em hạn chế mỡ bụng khi mang thai. Chị em đừng bỏ lỡ nhé!
I. Bụng bầu ngồi có ngấn không?
Thông thường, khi có bầu cơ thể của người mẹ sẽ có nhiều biến đổi. Trong đó, vòng bụng của mẹ bầu sẽ lớn lên từng ngày để thích ứng với sự phát triển của con. Câu hỏi đặt ra là bụng bầu ngồi có ngấn không?
1. Ở 3 tháng đầu
3 tháng đầu bụng bầu khi ngồi có ngấn không? Hầu hết, thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên vùng bụng của chị em ít thay đổi. Với những mẹ bầu trước đó có vòng eo nhỏ thì thời điểm này nếu ngồi không có ngấn.
Còn với những chị em khi mang bầu bị tăng cân hoặc trước đó cơ địa đã có mỡ bụng. Khi ngồi xuống, ngấn bụng sẽ xuất hiện là điều khó tránh khỏi. Như vậy, thời điểm 3 tháng đầu bụng ngồi có ngấn không sẽ phụ thuộc vào cơ địa của chị em.
2. 3 Tháng giữa
Tam cá nguyệt thứ 2 vùng bụng của mẹ bầu tăng kích thước rõ ràng hơn. Bụng bầu ngồi xuống có ngấn không? Khi ngồi xuống, mẹ bầu sẽ không còn thấy ngấn bụng nữa. Bởi lúc này bụng phát triển to tròn và căng nên không bị trùng xuống.
Trong giai đoạn này, các mẹ bầu sẽ tăng khoảng 5 – 7kg. Nhu cầu dinh dưỡng của em bé cũng sẽ cao hơn. Do đó, chị em nên ăn uống đầy đủ trong thời gian này. Không nên vì lo sợ ảnh hưởng đến vóc dáng mà kiêng khem quá mức.
3. 3 Tháng cuối
3 tháng cuối bụng của mẹ bầu tăng nhiều về kích thước. Em bé cũng lớn hơn so với 3 tháng giữa, tử cung cũng giãn ra để tạo khoảng trống cho em bé. Vì kích thước bụng lớn nên việc đi lại khó khăn hơn trước. Mẹ bầu cũng khó ngồi gập như trước đây. Do đó, bụng ngấn sẽ không xuất hiện.
II. Cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ
Có rất nhiều chị em chưa nắm rõ cách nhận biết bụng bầu và bụng mỡ như thế nào. Nhiều trường hợp có bầu nhưng lầm tưởng bản thân béo bụng nên không có chế dộ ăn uống, chăm sóc hợp lý. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho chị em cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ đơn giản.
1. Bụng bầu có đặc điểm cứng tròn
Chị em lưu ý rằng, với bụng bầu sẽ có đặc điểm cứng và tròn ngay từ những tháng đầu. Vì khi mang bầu, tử cung của chị em giãn nở, em bé càng lớn dần. Nên khi sờ vào bụng, chị em sẽ cảm nhận được rõ rệt.
Còn nếu là do bụng mỡ, bụng cũng to nhưng có xu hướng trùng nhão, hướng xuống phía dưới. Nên khi ngồi các ngấn bụng sẽ hiện ra rõ rệt.
2. Bụng bầu xuất hiện vết rạn
Đặc điểm này cũng dễ nhận biết để phân biệt bụng bầu hay bụng mỡ. Nếu là bụng bầu, các bạn sẽ thấy vùng chân bụng sẽ có những vết rạn với kích thước khác nhau. Càng về sau thì vết rạn càng rõ ràng, thậm chí là sẫm màu hơn. Riêng bụng mỡ sẽ không có đặc điểm này.
3. Dấu hiệu khác
Một số dấu hiệu khác giúp các bạn phân biệt dễ dàng gồm:
- Béo bụng trên: Thường gặp ở những chị em ở tuổi trung niên do mỡ tích tụ từ lâu. Nguyên nhân do béo bụng trên là ăn uống không hợp lý, sử dụng rượu bia nhiều hay bị stress.
- Béo bụng dưới: Các chị em văn phòng thường sẽ gặp phải trường hợp này. Do ít vận động nên mỡ sẽ chỉ xuất hiện ở eo. Khi chị em mắc quần ôm sát rất dễ lộ ngấn bụng.
- Béo toàn phần bụng: Thói quen ăn uống vô tội vạ, lười vận động khiến cho bụng to như quả táo.
III. Cách giảm mỡ bụng an toàn cho bà bầu trong thai kỳ
Khi mang thai các bác sĩ vẫn khuyến cáo chị em nên ăn uống đầy đủ, để bổ sung chất dinh dưỡng cho cả bản thân và thai nhi. Song việc tăng cân quá nhiều khiến cho chị em lo lắng, tự ti về vóc dáng. Vậy làm thế nào để hạn chế mỡ bụng cho các thai phụ? Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia.
1. Cân đối lượng calo tiêu thụ
Cân nặng của chị em tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào những thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày. Do đó, nếu muốn cải thiện vấn đề mỡ bụng, đòi hỏi mẹ bầu phải cân đối việc ăn uống.
Hãy chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống đủ chất, không nên ăn “vô tội vạ” khiến tăng cân không kiểm soát. Đảm bảo lượng calo tiêu thụ vào cơ thể ở mức vừa phải. Không được quá nhiều hoặc không được quá ít.
2. Thực hiện các bài tập
Tập luyện là phương pháp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Tuy nhiên, với mẹ bầu chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. Điển hình như đi bộ, tập yoga…
3. Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm mỡ bụng mà còn có lợi cho sức khỏe. Hãy đưa các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, các thực phẩm ít dầu mỡ. Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt…
4. Ăn nhiều bữa
Với những mẹ bầu đang tự ti về vòng 2 ngấn mỡ, hãy áp dụng nguyên tắc chia nhỏ các bữa ăn. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia thành 5 – 6 bữa nhỏ khác nhau.
Thói quen này sẽ giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ bụng hiệu quả. Vừa khiến cho cơ thể không bị nạp quá nhiều thức ăn trong một lần.
5. Bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết
Cuối cùng, mẹ bầu nên bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Chị em có thể bổ sung qua chế độ ăn uống hoặc bằng đường uống theo kê đơn của bác sĩ.
Trên đây là thông tin chia sẻ bụng bầu ngồi có ngấn không? Hy vọng qua bài viết chị em cũng đã có câu trả lời cho bản thân. Mẹ bầu nên ăn đủ đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống khoa học. Nhờ đó, con yêu sẽ có đủ dinh dưỡng để phát triển, cơ thể mẹ bầu cũng sẽ hạn chế mỡ thừa.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10
Phụ nữ thừa cân ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Béo phì đang trở thành một gánh nặng ngày càng lớn cho hệ thống y ...
Th9
Chi phí trữ đông trứng tại Viện như thế nào?
Hiện nay xu hướng trữ đông trứng chủ động ngày càng được nhiều phụ nữ ...
Th9
Phụ nữ mắc PCOS có thể có thai bằng phương pháp nào?
Hội chứng PCOS hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9