Cách đặt thuốc sau chuyển phôi là một trong những tìm kiếm hàng đầu của nhiều mẹ bầu. Thông thường, sau khi chuyển phôi vào tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc âm đạo. Điều này khiến nhiều chị em lúng túng vì không phải ai cũng biết đặt đúng cách. Vậy vì sao phải đặt thuốc sau chuyển phôi? Cách đặt thuốc sau chuyển phôi như thế nào? Nội dung bài viết sau sẽ có những giải đáp về vấn đề này.
I. Đặt thuốc sau chuyển phôi có tác dụng gì?
Sau chuyển phôi là giai đoạn phôi sẽ phát triển và bắt đầu bám vào tử cung. Lúc này, các mẹ nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để phôi phát triển thành thai. Trong đó, đặt thuốc âm đạo cũng là vấn đề cần được lưu tâm.
Đặt thuốc sau chuyển phôi có tác dụng gì? Theo lý giải của các bác sĩ Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Khi thực hiện IVF, việc kích thích buồng trứng sẽ gây nhiều thay đổi. Trong đó, hoàng thể bị xáo trộn là một trong những ảnh hưởng phải nhắc đến.
Trong khi đó, hoàng thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm tổ. Giúp thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Nên sau khi chuyển phôi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặt để hỗ trợ hoàng thể. Các mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc khoảng 2 tuần sau khi đã chuyển phôi. Nếu phôi phát triển thành thai, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm tùy vào từng trường hợp.
II. Tại sao khó đặt thuốc sau chuyển phôi?
Nhiều chị em có chia sẻ về việc khó khăn khi đặt thuốc sau chuyển phôi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của ca IVF. Tại sao khó đặt thuốc sau chuyển phôi như vậy?
Các bác sĩ điểm qua một số nguyên nhân sau:
- Tâm lý lo sợ việc đặt thuốc ảnh hưởng đến phôi, khiến ca IVF thất bại.
- Lựa chọn tư thế không phù hợp để đặt thuốc.
- Đặt thuốc sai cách, không đúng với hướng dẫn của bác sĩ.
- Vùng kín bị viêm nhiễm, ngứa, sưng tấy khó đặt thuốc.
- Đặt thuốc quá nông, khiến thuốc bị rơi ra ngoài…
Chính vì vậy, để giúp việc đặt thuốc sau chuyển phôi diễn ra chính xác và hiệu quả. Các bạn nên hỏi kỹ càng bác sĩ về tư thế, cách đặt thuốc sau chuyển phôi… Không nên vì e ngại, xấu hổ, đặt thuốc sai cách khiến phôi không thể phát triển.
III. Cách đặt thuốc sau khi chuyển phôi
Cách đặt thuốc sau khi chuyển phôi là yếu tố rất quan trọng. Việc đặt đúng cách thì thuốc mới phát huy được hiệu quả. Chị em có thể tham khảo cách đặt thuốc sau đây:
- Bước 1: Đầu tiên, chị em cần phải vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ bằng nước ấm. Không nên vệ sinh bằng các loại lá, bằng muối hay dung dịch vệ sinh. Thao tác nhẹ nhàng, không thụt sâu vào âm đạo.
- Bước 2: Chị em cũng đừng quên vệ sinh tay sạch sẽ, để tránh đưa vi khuẩn từ tay vào âm đạo.
- Bước 3: Các bạn lấy thuốc ra khỏi màng bọc thuốc. Sau đó, đưa thuốc vào vị trí cuối của dụng cụ đặt thuốc.
- Bước 4: Chị em có thể lựa chọn tư thế cảm thấy thoải mái để đặt thuốc sau chuyển phôi. Có thể chọn một trong 2 tư thế sau:
+) Tư thế nằm ngửa, đầu gối gập lại sao cho hai chân cách xa nhau.
+) Tư thế đứng, 2 chân cách xa nhau, đầu gối gập lại.
Sau khi đã chọn tư thế phù hợp, các bạn đưa dụng cụ đặt thuốc vào âm đạo.
- Bước 5: Nhẹ nhàng đẩy pít tông để đưa thuốc vào trong. Sau đó, đưa dụng cụ đặt thuốc ra ngoài.
- Bước 6: Nếu dụng cụ đặt thuốc chỉ dùng một lần thì cần tiêu hủy ngay. Nếu là loại có thể tái sử dụng, nên vệ sinh sạch với xà phòng và sửa lại với nước sạch.
- Bước 7: Cuối cùng, các bạn rửa lại tay sạch sẽ.
Lưu ý: Nếu không có dụng cụ đặt thuốc, các bạn có thể dùng tay để đặt thuốc vào âm đạo.
IV. Lưu ý khi đặt thuốc sau chuyển phôi và cách bảo quản
Cuối bài viết là một số lưu ý khi đặt thuốc sau chuyển phôi và cách bảo quản. Các bạn cần nắm rõ để việc đặt thuốc đạt hiệu tốt, hạn chế viêm nhiễm.
- Khi vệ sinh vùng kín nên thao tác nhẹ nhàng, vệ sinh từ trước ra sau. Lưu ý không dùng vòi xịt để xịt trực tiếp vào vùng kín. Khi đã rửa sạch, lấy khăn sạch lau khô.
- Nên tắm và vệ sinh bã thuốc cũ ở trong vùng kín để tránh thuốc đọng quá lâu trong vùng kín. Các chị em không nên vì sợ chạm bào thai mà bỏ qua bước này.
- Đảm bảo vùng kín luôn khô ráo vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn phát triển.
- Thời gian đặt thuốc sau chuyển phôi phù hợp là trước khi ngủ.
- Nếu đặt thuốc bằng tay, nên cắt móng tay, sửa sạch sẽ. Sau đó, nên dùng cồn 90 độ để sát trùng. Khi nhét thuốc nên thao tác nhẹ nhàng.
- Khoảng cách để đặt thuốc đó là 2 – 3 cm từ cửa âm đạo.
- Sau khi đặt thuốc nên kiêng quan hệ, ít nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.
Về cách bảo quản, chị em có thể để thuốc ở nhiệt độ trong phòng khoảng 30 độ C. Nhưng hiệu quả và an toàn nhất nên cho thuốc tủ mát để bảo quản.
Trên đây là thông tin về cách đặt thuốc sau chuyển phôi chi tiết. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, các bạn có thể đến Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội để được tư vấn cụ thể. Chúc các mẹ có sức khỏe tốt để chào đón con yêu của mình.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9