Sảy thai là một trong những nguy cơ có thể xuất hiện khi làm thụ tinh ống nghiệm. Chính vì thế, cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm như thế nào được rất nhiều chị em quan tâm. Ngay sau đây, Tiến sĩ Trịnh Quốc Thành – Viện Mô phôi sẽ có chia sẻ về vấn đề này. Bạn đọc đừng nên bỏ lỡ!
I. Giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm có khó không?
Việc giữ thai sau khi thụ tinh ống nghiệm rất quan trọng. Bởi làm thụ tinh ống nghiệm chị em sẽ có nguy cơ sảy thai nếu không cách giữ. Vậy giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm có khó không?
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Trịnh Quốc Thành, giữ thai sau khi làm IVF khó hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
- Địa chỉ thực hiện: Nếu bạn lựa chọn địa chỉ điều trị uy tín có bác sĩ giỏi, thiết bị y tế hiện đại. Việc giữ thai sẽ diễn ra dễ dàng hơn, thai nhi vẫn phát triển an toàn suốt hơn 9 tháng mang thai. Còn nếu lựa chọn địa chỉ kém uy tín thì khả năng xảy ra bất thường sẽ rất cao.
- Sức khỏe của người mẹ: Thể trạng của người mẹ tốt, đảm bảo sức khỏe cho việc mang thai thì thai sẽ phát triển bình thường. Còn nếu sức khỏe người mẹ không đảm bảo thì sẽ có nguy cơ sảy thai bất cứ lúc nào.
- Chế độ chăm sóc sau khi chuyển phôi: Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ góp phần giữ thai an toàn. Do đó, các chị em cần phải lưu ý đến vấn đề này để có sức khỏe tốt, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
II. Nguyên nhân khiến khó giữ thai IVF
Có rất nhiều nguyên nhân khiến khó giữ thai IVF, nhưng phổ biến phải kể đến 4 thủ phạm sau:
1. Bệnh lý liên quan
Trước khi làm IVF, nếu chị em mắc một số bệnh phụ khoa nhưng không phát hiện và điều trị dứt điểm. Khi mang thai IVF, bệnh sẽ đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Lúc này, các biến chứng của bệnh sẽ khiến mẹ bầu bị sảy thai.
2. Tuổi tác sản phụ cao
Như đã đề cập ở nhiều bài viết liên quan đến IVF. Tuổi của người phụ nữ quyết định đến tỉ lệ thành công của IVF. Ngoài ra, tuổi tác cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giữ thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm.
Với những nữ giới lớn tuổi thì khả năng sảy thai sẽ cao hơn. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em nếu có ý định làm IVF thì nên làm sớm. Để việc thụ thai diễn ra thành công, quá trình mang thai gặp ít biến chứng.
3. Quá trình kích thích buồng trứng trong IVF
Trước khi làm thụ tinh ống nghiệm, người nữ sẽ được dùng thuốc kích trứng để trứng phát triển tốt, rụng đúng chu kỳ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể gây nên tình trạng kích thích buồng trứng. Khi mang thai, nữ giới bị quá kích buồng trứng sẽ có nguy cơ bị hỏng thai.
4. Đời sống sinh hoạt thiếu khoa học
Nhiều chị em làm IVF bị hỏng thai do thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những thói quen xấu này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn là nguyên nhân gây hỏng thai.
III. Tổng hợp các cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm IVF an toàn
Làm sao để giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm an toàn? Bên cạnh lựa chọn địa chỉ uy tín để thụ tinh ống nghiệm. Các bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm sau để quá trình mang thai diễn ra thuận lợi.
1. Thăm khám định kỳ theo chỉ định
Trong quá trình mang bầu, cơ thể của mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi, thai nhi dần dần phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên, ở thời điểm nào khi mang thai mẹ bầu cũng sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều nguy hiểm. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu hãy thăm khám theo lịch của bác sĩ.
Đặc biệt, trong 9 tháng mang thai sẽ có những mốc khám thai IVF quan trọng. Mỗi mốc khám sẽ có mục đích khác nhau nên mẹ bầu không được bỏ lỡ. Việc thăm khám sẽ giúp mẹ biết được sự phát triển từng ngày của con. Cũng như phát hiện những bất thường để kịp thời xử lý.
2. Bổ sung Hormone progesterone
Progesterone đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ thai nhi, giúp thai nhi phát triển. Trong quá trình mang thai, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu dùng thuốc để bổ sung Progesterone cho cơ thể. Mẹ bầu hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để việc dùng thuốc phát huy tác dụng.
3. Các bài tập luyện tại nhà
Tập luyện khi mang thai mang rất nhiều lợi ích như tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng ốm nghén, tăng sức đề kháng, giúp tâm trạng thoải mái…
Do đó, mẹ bầu hãy dành thời gian để tập luyện mỗi ngày. Các bài tập phù hợp cho mẹ bầu làm IVF đó là đi bộ, yoga… Không nên lựa chọn những bài tập nặng vì có thể tác động không tốt đến việc mang thai.
4. Bổ sung thực phẩm phù hợp
Chế độ thực phẩm hợp lý cũng là cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm hiệu quả. Mẹ bầu hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho việc mang thai, sự phát triển của trẻ. Một số loại chất mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung để giữ thai an toàn như:
- Các loại vitamin;
- Protein;
- Chất béo;
- Chất xơ;
- Chất khoáng…
5. Thực phẩm nên kiêng
Có một số thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu, tăng nguy cơ sảy thai. Mẹ bầu nên tránh những thực phẩm dưới đây để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Rau ngót, đu đủ xanh, nước dừa, mướp đắng… Là những thực phẩm có thể gây sảy thai vì chứa chất khiến tử cung co bóp.
- Thực phẩm cay nóng, chế biến dầu mỡ quá nhiều.
- Các chất kích thích, đồ uống độc hại.
- Không nên ăn thực phẩm còn chế biến sống để tránh nguy cơ mắc bệnh.
6. Kiêng quan hệ vợ chồng
Trong những tháng đầu sau khi làm IVF, thai nhi chưa có sự kết nối chặt chẽ với người mẹ. Nếu quan hệ trong thời gian này, đặc biệt là quan hệ mạnh bạo. Có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khiến thai nhi bị đẩy ra ngoài.
Do đó, các bạn cần phải kiêng quan hệ ít nhất trong 3 tháng đầu. Sau đó, nếu thấy sức khỏe ổn định, thai nhi đã an toàn mới nên quan hệ. Khi quan hệ cũng nên lựa chọn tư thế phù hợp cho mẹ bầu, tần suất phù hợp.
7. Giữ lối sống lành mạnh
Cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm tiếp theo đó chính là có lối sống lành mạnh và khoa học.
- Mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không được thức khuya.
- Làm việc nhẹ nhàng không mang vác nặng, làm việc nặng nhọc.
- Trong quá trình làm việc nên đi lại để giúp máu lưu thông tốt.
8. Xét nghiệm máu định kỳ
Trong quá trình mang thai, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm xét nghiệm máu. Mục đích của xét nghiệm này kiểm tra mẹ bầu có mắc rối loạn đông máu không. Bởi tình trạng này nếu không can thiệp sớm sẽ khiến cho thai bị hỏng.
9. Nội soi cổ tử cung
Mẹ bầu cũng đừng quên nội soi tử cung trong quá trình mang thai. Việc nội soi sẽ giúp phát hiện những mối nguy hiểm ở tử cung để điều trị kịp thời.
10. Kiểm tra hormone TSH
Hormone TSH cũng có thể là thủ phạm gây sảy thai ở mẹ bầu. Chị em cũng nên kiểm tra chỉ số hormone này để đảm bảo sức khỏe tốt. Tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
11. Giữ tâm lý thoải mái vui vẻ
Cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm cuối cùng chúng tôi muốn nói đến đó chính là giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ. Thực tế cho thấy có nhiều chị em vì quá áp lực, tâm lý lo lắng khiến cho thai bất thường, bị hỏng thai.
Lời khuyên cho chị em đó là hãy để tâm lý thoải mái, giữ tâm trạng lạc quan, yêu đời. Thay vì lo lắng nên tìm đến những niềm vui trong cuộc sống như đi gặp gỡ bạn bè, đi du lịch, xem phim, nghe nhạc. Khi tâm lý thoải mái thì thai sẽ phát triển ổn định hơn.
Trên đây là tổng hợp một số cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm. Chị em nên tham khảo và áp dụng để hành trình mang thai diễn ra thuận lợi hơn.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9