Giai đoạn kích trứng trong thụ tinh ống nghiệm là giai đoạn vô cùng quan trọng. Đây là bước khởi động đầu tiên khi tiến hành điều trị IVF sau khi hoàn thiện hồ sơ. Giai đoạn này bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kích trứng bằng đường tiêm dưới da. Thời gian kéo dài trong khoảng 10-12 ngày. Vậy cần kiêng gì trong thời gian kích trứng IVF?
👉Ngày 01/06/2023: Cải thiện chất lượng buồng trứng nên ăn gì?
👉Ngày 27/05/2023: Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
👉Ngày 25/05/2023: U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
👉Ngày 14/06/2023: Những ai nên trữ đông noãn?
1. Vì sao cần tiêm kích trứng khi làm thụ tinh trong ống nghiệm?
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết, có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục địch nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành. Sau đó, trứng sẽ chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Vì sao cần tiêm kích trứng khi làm thụ tinh trong ống nghiệm?
Ở phụ nữ bình thường, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt chỉ có một nang noãn phát triển và rụng xuống. Nếu trứng rụng gặp được tinh trùng sẽ kết hợp và hình thành một phôi thai. Khả năng một phôi thai có thể làm tổ và tiếp tục phát triển vào khoảng 5 – 20%. Điều này sẽ tùy vào độ tuổi của phụ nữ. Các nang còn lại bị thoái hóa, còn noãn trưởng thành sẽ được phóng thích vào vòi trứng.
70% phụ nữ điều trị hiếm muộn đều gặp phải tình trạng ít trứng. Số lượng trứng ít hơn sẽ khiến cơ hội thụ thai tự nhiên thấp hơn. Trong điều trị IVF, số lượng trứng ít kèm với chất lượng trứng không đảm bảo sẽ khiến bác sĩ khó chọn lọc được trứng tốt để tạo phôi.
Để có được trứng trội, nhiều trứng tốt, bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng phác đồ thuốc kích trứng dạng tiêm. Đây là thuốc nội tiết kích thích nang trứng dần trưởng thành, tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống.
Việc sử dụng thuốc kích thích buồng trứng giúp bệnh nhân thu được nhiều nang noãn. Từ đó tạo được nhiều phôi và tăng cơ hội thành công khi điều trị hiếm muộn.
2. Cần kiêng gì trong thời gian kích trứng IVF?
Đây cũng là điều băn khoăn của các chị em khi bắt đầu tiêm kích trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
Hạn chế tối đa vận động mạnh
Mục đích của thuốc kích trứng là tăng số lượng nang noãn thu được để tăng tỷ lệ thành công. Việc kích thích buồng trứng sẽ là cho hai buồng trứng to hơn, gây cảm giác trì nặng ở bụng dưới. Trong thời gian này, vẫn có thể sinh hoạt và đi làm bình thường, nhưng nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, không vận động mạnh hoặc quan hệ vợ chồng để tránh nguy cơ xoắn buồng trứng và vỡ nang buồng trứng.
Hạn chế tối đa những thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp
Trong thời kỳ tiêm kích trứng, để chuẩn bị một sức khoẻ tốt, bạn cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Điều này cũng làm nền tảng tốt cho sự phục hồi sau chọc hút noãn. Và đặc biệt là có sức khoẻ tốt cho quá trình chuyển phôi, mang thai sau này.
Bên cạnh đó bạn không nên hút thuốc, uống rượu, trà, cà phê, các loại nước có ga, bởi chúng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng noãn.
Tránh gây tâm lý căng thẳng
Đây cũng là vấn đề chung của nhiều gia đình khi tiến hành điều trị hỗ trợ sinh sản. Áp lực về thời gian, sức khoẻ, tiền bạc…khiến bệnh nhân thêm nhiều nỗi lo. Nhưng các chị em nên tạo cho mình tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng nhé.
Trên đây là thông tin cần kiêng gì trong thời gian kích trứng IVF. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm. Số lượng nang noãn thu được sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả phôi. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng hãy động viên và đồng hành cùng nhau vượt qua những trở ngại để có kết quả chọc noãn tốt nhất.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11