Vòi trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Một người phụ nữ bình thường sẽ có hai vòi trứng thông. Một vòi bên trái, thông một bên tử cung nối sang buồng trứng bên trái. Một vòi bên phải nối thông buồng tử cung với buồng trứng bên phải. Ứ dịch vòi trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Điều này là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Vậy ứ dịch vòi trứng là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng ứ dịch là gì? Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
⛔️Ngày 14/01/2025: Cần làm gì khi hết hợp đồng lưu trữ phôi tại Viện?
⛔️Ngày 14/01/2025:: Mẹ mắc hội chứng antiphospholipid sinh con khoẻ mạnh tại Viện.
⛔️Ngày 02/01/2025: Người nhiễm HIV có điều trị IVF được không?
⛔️Ngày 31/12/2024: Lịch tạm dừng cho thuốc chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi trữ tại Viện.
⛔️Ngày 27/12/2024: Bệnh nhân suy thận nhiều năm sinh con khoẻ mạnh.
Ứ dịch vòi trứng là gì?
Vòi trứng là một ống nhỏ, rỗng, dài khoảng 9-12cm nối tử cung và buồng trứng hai bên. Do có đường kính rất nhỏ chỉ khoảng 1mm nên vòi trứng là bộ phận rất dễ bị tổn thương và tắc nghẽn.
Ứ dịch vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị tắc nghẽn bởi dịch, mủ. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, hầu hết phụ nữ chỉ phát hiện vòi trứng bị ứ dịch khi bệnh ở giai đoạn nặng nên việc điều trị khá khó khăn và hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.
Chức năng của vòi trứng là mang trứng và tinh trùng đã thụ tinh đến cổ tử cung để làm tổ và phát triển. Khi vòi trứng bị ứ dịch và tắc làm cho quá trình trên càng trở nên khó khăn, nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến vô sinh.
Dấu hiệu nhận biết ứ dịch vòi trứng
Tình trạng ứ dịch ở vòi trứng khá khó nhận biết. Các dấu hiệu của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác nên chị em thường chủ quan.
- Kinh nguyệt không đều
- Khó thụ thai
- Dịch âm đạo bất thường
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ứ dịch vòi trứng
- Viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo
- Nhiễm Chlamydia hoặc lao vùng chậu.
- Tiền sử đau vùng chậu lặp lại không rõ nguyên nhân.
- Tiền sử phẫu thuật vùng chậu: cắt ruột thừa viêm, nội soi bóc u nang buồng trứng…
- Bệnh nhân có tiền sử hút nạo buồng tử cung (hút nạo thai, hút buồng tử cung do bệnh lý niêm mạc tử cung).
- Bị bệnh lạc nội mạc tử cung cũng dẫn đến bị ứ dịch vòi trứng.
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Đối với ứ dịch một vòi, một vòi thông tốt
- Kích thích buồng trứng làm IUI 2-3 chu kỳ (theo dõi trứng phát triển bên vòi thông thì bơm IUI). Nếu thất bại chuyển IVF.
- Nếu bệnh nhân IUI thất bại nhưng chưa có điều kiện IVF có thể cân nhắc nội soi cắt vòi ứ dịch sau đó thả tự nhiên hoặc IUI lại.
Đối với ứ dịch hai vòi
- Thụ tinh ống nghiệm IVF là là lựa chọn tốt nhất.
- Nội soi thông vòi đã được nghiên cứu thấy hiệu quả rất thấp. Hầu hết bệnh nhân sau mổ vẫn không có thai và quay lại làm IVF (càng tốn thêm chi phí).
Đối với bệnh nhân làm IVF vì ứ dịch vòi:
- Thu được ít phôi thì nên mổ kẹp/cắt vòi ứ dịch rồi mới chuyển phôi.
- Thu được nhiều phôi có thể cứ chuyển phôi trước. Nếu không thành công thì cân nhắc mổ kẹp/cắt vòi ứ dịch sau.
Trong trường hợp đã mổ thông ứ dịch thì nên làm gì?
Đây là giải pháp không được các bác sĩ tại Viện Mô phôi khuyến khích. Tỷ lệ tái phát sau mổ thông vòi ứ dịch rất cao và thời gian tái phát rất nhanh. Do đó cần điều trị tích cực ngay sau mổ để sớm có thai chứ không nên để tự nhiên. IUI là lựa chọn nên làm sau mổ thông vòi.
- Khi có thai khám bác sĩ theo dõi sát vì tỷ lệ chửa ngoài tử cung rất cao.
- Nếu sau mổ thông vòi 06 tháng mà không có thai dù đã điều trị IUI thì nên khám lại ngay để bác sĩ quyết định phương pháp hỗ trợ sớm. Không nên chờ quá 06 tháng sau mổ.
Dù dịch ứ ở vòi trứng là dịch vô trùng nhưng có thể sẽ có nhiễm trùng ngược dòng gây nên ứ dịch ứ mủ vòi trứng, áp-xe vòi trứng. Nếu đau bụng dưới kèm theo sốt hoặc không mà có tiền sử ứ dịch vòi thì nên thăm khám phụ khoa sớm để có hướng điều trị sau khi loại trừ bệnh lý khác.
Trên đây là những thông tin về ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai. Ứ dịch vòi trứng thường khá khó nhận biết. Nên
Bài viết liên quan
Có nên tiêm kích trứng hai chu kỳ liên tiếp không?
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th1
Những trường hợp nào cần tư vấn di truyền trước khi mang thai?
Bất kỳ cha mẹ nào đều mong muốn con mình khi sinh ra sẽ khoẻ ...
Th1
Cần làm gì khi hết hợp đồng lưu trữ phôi?
Trước đây khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển, bệnh nhân chuyển phôi tươi ...
Th1
Hội chứng antiphospholipid là gì?
Hội chứng antiphospholipid là một nỗi lo đối với các chị em đang và chuẩn ...
Th1
Có nên chuyển phôi chất lượng kém không?
Chất lượng phôi là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết cục ...
Th1
Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Khả năng sinh sản của nam và nữ phụ thuộc vào yếu tố. Những yếu ...
Th1