Vấn đề rối loạn kinh nguyệt xảy ra khá phổ biến đối với chị em trong độ tuổi sinh sản. Trong đó vấn đề chậm kinh là thường gặp nhất. Thông thường một chu kì kinh sẽ diễn ra đều đặn trong khoảng 28-30 ngày. Kinh nguyệt được cho là chậm nếu trên 35 ngày chưa hành kinh trở lại. Chậm kinh có thể do mang thai. Nhưng trong bài viết này sẽ đề cập đến chậm kinh trong những trường hợp không mang thai. Vậy chậm kinh là do đâu và chậm kinh nên làm gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
I. NGUYÊN NHÂN GÂY CHẬM KINH
Chu kì kinh nguyệt phản ánh rất nhiều đến sức khoẻ sinh sản người phụ nữ. Khi sức khoẻ và nội tiết tốt, việc hành kinh sẽ diễn ra đều đặn và ngược lại, kinh nguyệt cũng rối loạn theo. Một số nguyên nhân gây chậm kinh như:
>>>>XEM THÊM: TẮC VÒI TRỨNG CÓ KINH NGUYỆT KHÔNG???
1. Mất cân bằng nội tiết
Nội tiết tố được xem là “công tắc nguồn” của chu kỳ kinh và hoạt động của buồng trứng. Khi, mất cân bằng nội tiết, nội tiết tố thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt
2. Bệnh lý
Nếu bạn mắc các vấn đề bệnh lý về buồng trứng, viêm nhiễm vùng kín hay tử cung cũng sẽ có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Những trường hợp bệnh lý nhẹ có thể điều trị nội khoa, nặng hơn sẽ phải kết hợp thuốc và điều trị ngoại khoa.
3. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không lành mạnh. Ăn nhiều đồ dầu mỡ, đường, sữa sẽ làm tăng cân bất thường. Thức ăn không đủ chất, thiếu đạm và vitamin như A, C E khiến cơ thể thiếu chất.
4. Căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress áp lực trong cuộc sống và công việc khiến cơ thể tiết nhiều hóc môn cortisol và gây rối loạn kinh nguyệt.
II. CHẬM KINH NÊN LÀM GÌ VÀ ĂN GÌ?
Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp điều hòa lượng máu kinh hiệu quả. Vậy chậm kinh nên ăn gì và sinh hoạt ra sao?
1. Củ dền là thực phẩm nên được ưu tiên
Củ dền là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin C, mangan, acid folic và chất xơ. Chính vì vậy, ăn hoặc uống nước ép củ dền mỗi ngày có thể tăng cường lưu thông lượng máu khi bạn hành kinh. Chính vì vậy, củ dền là thực phẩm nên được ưu tiên.
2. Mướp đắng
Loại quả này là một trong những thực phẩm giúp điều trị hiệu quả vấn đề kinh nguyệt không đều. Để đạt kết quả tối ưu, bạn có thể dùng ở dạng nước ép, mỗi ngày 2 lần uống. Tuy nhiên, nếu không chịu được vị đắng của mướp hãy chế biến thành món xào, món canh hoặc nhồi thịt… để dễ ăn hơn.
3. Gừng tươi
Gừng không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp nhà bạn còn là thực phẩm hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh trong đó có chứng rối loạn kinh nguyệt. Bạn rửa sạch gừng, đập dập rồi đun với nước sôi uống 3 lần/ngày. Uống nước gừng ấm sẽ giúp thân nhiệt ổn định, máu được lưu thông tốt để chu kì kinh nguyệt đều đặn hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung gừng khi chế biến các món ăn hằng ngày.
4. Nước ép rau mùi
Rau mùi là chất kích thích tự nhiên giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm đau bụng kinh. Mỗi ngày chỉ cần rửa sạch rau mùi rồi đem xay nhuyễn, lấy khoảng 75ml nước ép uống là chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ dần đi vào quỹ đạo.
5. Lô hội (nha đam)
Nước ép nha đam (lô hội) có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Nó giúp điều chỉnh hormone giới tính nữ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh hàng tháng của chị em. Hơn thế, nó còn giúp giảm cân, tốt cho dạ dày và làm đẹp da.
6. Giảm bớt căng thẳng và áp lực trong cuộc sống
Như đã đề cập ở trên, căng thẳng và áp lực là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có chậm kinh. Chính vì vậy, bạn cần biết cân bằng tâm lý, có thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi
Các thực phẩm trên chỉ giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ổn định và đều đặn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, chúng tôi luôn khuyến khích bệnh nhân đợi kinh tự nhiên (không có sự can thiệp thuốc để tạo vòng kinh giả) để đến khám hiếm muộn.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10