Chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm rất quan trọng và được quan tâm hàng đầu. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người mẹ có sức khỏe tốt, nên tỉ lệ thụ thai thành công sẽ cao hơn. Vậy cần ăn gì, kiêng gì khi làm thụ tinh ống nghiệm IVF? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau.
I. Ý nghĩa của thực phẩm đối với người làm IVF
Chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề các cặp đôi nên lưu khi làm IVF. Bởi thực phẩm đối với người IVF có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bao gồm:
- Tăng tỉ lệ thành công cho việc chuyển phôi:
Nếu cơ thể người mẹ không có sức khỏe tốt, niêm mạc không đảm bảo thì việc chuyển phôi sẽ bị thất bại. Nhiều trường hợp do không đảm bảo 2 tiêu chí trên nên phôi nhanh chóng bị đào thải ra ngoài.
Ngược lại, nếu cơ thể người mẹ khỏe mạnh, niêm mạc đảm bảo thì phôi sẽ nhanh chóng phát triển và đậu thai.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi:
Ở những tháng đầu tiên của thai nhi, nhu cầu về dinh dưỡng của thai nhi tương đối cao. Do đó, nếu mẹ không bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì không thể cung cấp dinh dưỡng cho thai. Ở những tháng tiếp theo, nếu dinh dưỡng không đủ thai nhi không phát triển toàn diện, sau sinh có thể bị suy dinh dưỡng.
Như vậy, có thể thấy chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm rất quan trọng. Chính vì vậy dân gian thường có câu khi bầu người mẹ phải nên ăn cho 2 người. Với người làm IVF thì càng phải chú trọng hơn về vấn đề này.
II. Chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm IVF
Vậy chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm IVF như thế nào? Dưới đây là thông tin cụ thể, các cặp đôi nên biết để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc thực hiện IVF.
1. Chế độ ăn uống trước khi làm IVF
Làm thụ tinh ống nghiệm ăn gì? Trước khi tiến hành chuyển phôi, chị em cũng nên lên thực đơn ăn uống phù hợp. Chế độ ăn uống trước khi làm IVF thường sẽ thiên về những thực phẩm giúp niêm mạc tử cung tốt để nhận phôi. Bao gồm:
- Đậu nành: Thực phẩm này cung cấp lương estrogen cao có tác dụng tăng nội tiết tố.
- Các loại rau xanh: Hàm lượng chất xơ, Vitamin B có trong rau xanh cũng hỗ trợ tăng nội tiết tố cho cơ thể.
- Các loại hạt họ đậu: Đây cũng là nguồn cung cấp estrogen dồi dào chị em không nên bỏ qua.
- Các loại trái cây: Trái cây là nguồn cung cấp các loại Vitamin, omega 3, chất chống oxy hóa, chất béo chưa bão hòa… Những chất dinh dưỡng này rất hiệu quả trong việc cân bằng nội tiết tố.
- Ngoài ra, chị em có thể đa dạng các món ăn bằng các thực phẩm như cá chép, thịt, trứng gà.
🌠🌠🌠 Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ nào làm thụ tinh ống nghiệm tốt – 7 Bác sĩ IVF vàng nên biết
2. Sau khi làm IVF nên ăn gì?
Sau khi làm IVF nên ăn gì? Thời điểm này mẹ bầu vẫn đảm bảo ăn uống đầy đủ để tăng cơ hội đậu thai. Một số loại thực phẩm nên ưu tiên gồm:
- Hải sản: Trong hải sản có các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, giúp người mẹ có sức khỏe tốt để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu dị ứng hải sản cần phải thận trọng. Chỉ nên bổ sung hải sản phù hợp với cơ địa.
- Rau xanh: Hàm lượng Vitamin dồi dào có trong rau xanh rất tốt cho chị em sau chuyển phôi. Những chất dinh dưỡng này giúp phôi phát triển tốt, sức khỏe người mẹ cũng được đảm bảo.
- Thực phẩm giàu protein: Bao gồm các loại thịt, cá… Những thực phẩm này cung cấp năng lượng tốt nhất để người mẹ nuôi dưỡng thai nhi.
- Chất béo lành mạnh: Chị em có thể bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể qua những thực phẩm như bơ, sữa, các loại hạt…
- Các loại đậu: Trong các loại đậu có Vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho chị em làm IVF.
- Các loại hoa quả: Sau chuyển phôi chị em cũng đừng quên bổ sung các loại hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. Các bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép để sử dụng.
III. Người làm thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì?
Người làm thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì? Trong chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm cũng cần phải lưu ý đến vấn đề này. Một số thực phẩm hay thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn và thất bại.
1. Thực phẩm không nên ăn
Những thực phẩm nên kiêng khi làm IVF bao gồm:
- Đồ ăn cay nóng hoặc các gia vị cay nóng như tiêu.
- Thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ.
- Đồ ăn nhanh, tiện lợi.
- Thực phẩm đóng hộp đã chế biến sẵn.
- Thực phẩm quá chua hay quá mặn cũng không tốt cho người làm IVF.
- Các loại thực phẩm có thể gây sảy thai như rau ngót, nước dừa, rau răm, đu đủ xanh…
2. Chế độ sinh hoạt
Trong chế độ sinh hoạt cần kiêng những việc sau:
- Làm việc nặng nhọc, quá sức.
- Thời gian ngủ nghỉ ít, thức khuya.
- Thời xuyên bị stress, lo lắng.
- Sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tắm nước lạnh.
- Chỉ nằm một chỗ không đi lại, vận động.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục, mũi họng không đảm bảo.
- Sử dụng các chất kích thích hay đồ uống không lành mạnh.
3. Kiêng QHTD
Các cặp đôi cũng cần phải kiêng quan hệ tình dục khi làm IVF. Nếu quan hệ trước khi IVF sẽ có nguy cơ mang đa thai. Việc mang đa thai khi làm IVF sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi.
Còn sau khi chuyển phôi, chuyện ân ái sẽ khiến tử cung co bóp. Điều này sẽ không có lợi trong việc làm tổ của phôi, dẫn tới sảy thai.
4. Kiêng leo trèo
Sau khi chuyển phôi bác sĩ khuyến cáo chị em nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng để phôi dễ dàng làm tổ. Việc leo trèo trong thời điểm này khiến phôi không thể làm tổ dễ tuột ra ngoài.
5. Kiêng sử dụng hóa chất
Các cặp đôi khi làm IVF cũng cần phải kiêng sử dụng các hóa chất độc hại. Điển hình như nước tẩy sơn móng, xăng, chất bảo quản… Những chất này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
IV. Những hoạt động tốt cho người làm IVF
Qua những thông tin trên bạn đọc cũng đã nắm rõ chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm. Cuối bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ một hoạt động tốt cho người làm IVF.
- Trước khi chuyển phôi, chị em nên tập luyện, vận động cơ thể. Nên tìm đến những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ.
- Sau khi chuyển phôi, chị em không nên nằm quá lâu trên giường. Khi chuyển phôi được 2 – 3 ngày hãy đi lại nhẹ nhàng để cơ thể lưu thông máu tốt hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan vui vẻ. Có thể nghe nhạc, đọc sách để thư giãn. Trò chuyện với người thân trong gia đình để không bị chán nản.
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc để cơ thể được khỏe mạnh.
Trên đây là thông tin về chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần giúp cho việc IVF diễn ra thuận lợi và thành công. Do đó, các bạn nên tìm hiểu từ trước và xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9