Giấc mơ có một gia đình nhỏ và tiếng cười trẻ thơ tưởng chừng như rất giản đơn. Nhưng đối với các gia đình hiếm muộn, đó lại là một hành trình vất vả, nhọc nhằn. Và đối với những gia đình quân nhân thì khó khăn càng nhân lên gấp bội. Đó là khi nhiều người phục vụ trong quân ngũ phải công tác xa gia đình, ít có thời gian ở nhà. Từ đó Tổng cục Hậu cần đã ban hành Hướng dẫn số 3375/HD-HC. Văn bản này hướng dẫn về việc hỗ trợ người hiếm muộn, vô sinh đang công tác trong quân đội. Dưới đây là một số thông tin về chế độ hỗ trợ quân nhân khi điều trị hiếm muộn tại Viện.
Ngày 28/04/2025: Xét nghiệm NIPT giúp phát hiện những bất thường nào?
Ngày 24/04/2025: Bệnh Alpha Thalassemia là gì?
Ngày 25/04/2025: Tinh trùng không có acrosome ảnh hưởng gì đến quá trình thụ tinh?
Ngày 24/04/2025: Quy trình nuôi cấy phôi tại Viện Mô phôi.
Ngày 18/04/2025: Các bước sàng lọc gen bệnh Thalassemia để sinh con khoẻ mạnh.
Hiếm muộn đã vất vả, nhưng đối với quân nhân, điều đó càng nhân lên bội lần
Hơn 24 năm đồng hành cùng bệnh nhân hiếm muộn, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp là quân nhân đến khám hiếm muộn. Có người chỉ vợ hoặc chồng nhưng cũng có người là hai vợ chồng phục vụ trong quân ngũ. Mỗi người có một hoàn cảnh, công việc khác nhau nhưng đều có chung một mong ước là có một thiên thần nhỏ để hạnh phúc được vẹn tròn. Có những người công tác xa, mỗi năm về nhà 1, 2 lần. Thời gian dành cho gia đình không có nhiều và thời gian vợ chồng dành cho nhau càng ít hơn. Có người 3 năm, 5 năm nhưng cũng có người mất 10, 15 năm hạnh phúc mới gõ cửa.

Trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân, có trường hợp của vợ chồng Đại Úy Nguyễn Duy Thịnh – Phó Trưởng phòng khoa học quân sự -Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Đại úy Thịnh kể: kết hôn hơn 10 năm nhưng hai vợ chồng Đại úy Thịnh vẫn mãi chưa có tin vui. Đã có nhiều lúc, hai vợ chồng bất hòa, tranh cãi nhau và tưởng chừng như bỏ cuộc. “Nhiều lúc, đi ngoài đường nhìn mọi người bế con trên tay, vợ tôi toàn lén lau nước mắt”.
Mang hạnh phúc tới gia đình quân nhân hiếm muộn…
“Nhiều lúc mệt mỏi quá, chúng tôi đã nghĩ đến chuyện đầu hàng. Nhưng được sự quan tâm, chia sẻ, động viên của người thân, đồng chí, đồng đội, vợ chồng lại tiếp tục cố gắng. Không chỉ nhận được tinh thần, vợ chồng tôi còn được hỗ trợ 50 triệu đồng để thêm vào quá trình chạy chữa. May sao ông trời cũng thương. Sau 2 năm kiên trì tại Viện Mô phôi, chúng tôi đã được đón con gái Nguyễn Ngọc Mỹ An. Đây là tài sản vô giá của chúng tôi”.

Nhìn cảnh hạnh phúc vô bờ bến của gia đình Đại úy Thịnh, Đại tá. PGS.TS Trịnh Thế Sơn – Giám đốc Viện chia sẻ: “Kết quả điều tra cho thấy, số lượng quân nhân hiếm muộn của Hải quân so với toàn quân tương đối nhiều. Tuy các đơn vị đã tạo điều kiện hết mức để các cặp vợ chồng được sống gần nhau. Nhưng nhiều năm trôi qua không ít trường hợp vẫn chưa có kết quả. Họ phải nhờ đến sự can thiệp của y học hiện đại để điều trị với chi phí cho mỗi ca lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong khi mức lương quân nhân còn thấp khiến họ gặp rất nhiều khó khăn”.
Chế độ hỗ trợ quân nhân khi điều trị hiếm muộn
Hỗ trợ hiếm muộn vô sinh (HMVS) là nội dung mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là vấn đề luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác hỗ trợ HMVS đã kịp thời động viên, chia sẻ, góp phần ổn định hậu phương cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý và người lao động trong biên chế.
Dưới đây là một số nội dung về chế độ hỗ trợ:
Đối tượng được hỗ trợ:
- Hỗ trợ cho các trường hợp HMVS thứ phát (đã có 01 con còn sống) làm việc trong môi trường quân sự độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm có nguyện vọng sinh con thứ 2 hoặc các trường hợp đã sinh đủ 02 con nhưng mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.
-
Hỗ trợ cho các trường hợp HMVS làm việc trong môi trường quân sự độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm điều trị bằng phương pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: các đối tượng hỗ trợ đã kết hôn, bị HMVS.
Định mức hỗ trợ
- Mức hỗ trợ khám và điều trị HMVS cho người làm việc trong môi trường lao động quân sự độc hại được thực hiện theo chi phí thực tế (thực chi) nhưng không vượt quá tiêu chuẩn quy định của Nghị định 76/2016/NĐ-CP là 50.000.000 đồng/người/năm.
- Các trường hợp HMVS được hỗ trợ tối đa không quá 05 lần.
Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn là chủ trương đúng đắn, đầy tính nhân văn
“Chính sách hậu phương quân đội là hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là những trường hợp hiếm muộn, vô sinh. Bởi đây là vấn đề nhạy cảm, cần phải được quan tâm, động viên, giúp đỡ kịp thời. Để bộ đội yên tâm công tác, tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Bác sĩ Sơn chia sẻ thêm.

Mỗi trường hợp vô sinh, hiếm muộn là một nỗi niềm, không ai giống ai. Nhưng họ đều có điểm chung là mong có được đứa con. Sự hỗ trợ kịp thời của Quân uỷ đã đem đến cho họ hy vọng mới trong hành trình chữa trị vô sinh vốn nhiều khó khăn.
Đây là chủ trương thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giúp đỡ, động viên người hiếm muộn, vô sinh sớm được làm cha, làm mẹ; là việc làm có ý nghĩa giáo dục về đạo lý, trách nhiệm, tình cảm, mang tính nhân văn sâu sắc của các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sỹ Quân đội.
Bài viết liên quan
Tiêu chuẩn dành cho người hiến trứng
Ở người, noãn là một trong những tế bào lớn nhất với kích thước lên ...
Th7
Tinh trùng sau khi lấy được từ micro-TESE sẽ được xử lý như thế nào?
Trong các yếu tố gây vô sinh hiếm muộn thì yếu tố do nam giới ...
Th7
Tiêm kích trứng như thế nào để đạt hiệu quả?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn khởi đầu cho hành trình điều trị hiếm ...
Th7
Bảng giá Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Viện
Năm 2001 đánh dấu một mốc mới trong chặng đường phát triển của Viện Mô ...
Th6
Một số dấu hiệu bệnh Thalassemia ở trẻ em
Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay bệnh tan máu bẩm sinh. ...
Th6
Tỷ lệ thành công như thế nào khi chuyển phôi ngày 5?
Nuôi phôi dài ngày hiện nay là xu hướng của các trung tâm hỗ trợ ...
Th6