Chuyển phôi được xem là bước gần như cuối cùng trong chu kỳ IVF. Đây là thời điểm bác sĩ sẽ đưa phôi vào buồng tử cung của mẹ sau thời gian nuôi cấy. Hiện nay, bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh. Quyết định này sẽ do bác sĩ chỉ định và tuỳ từng trường hợp bệnh nhân. Vậy phôi tươi là gì? Phôi đông lạnh là gì? Chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh tốt hơn?
👉Ngày 17/11/2023: Sau chọc hút noãn bệnh nhân nên nghỉ ngơi như thế nào?
👉Ngày 17/10/2023: Cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?
👉Ngày 16/10/2023: Tinh hoàn ẩn là gì?
👉Ngày 16/10/2023: Hội chứng PRADER WILLI là gì?
👉Ngày 13/10/2023: 5 bệnh lý thường gặp ở tinh hoàn dễ gây vô sinh ở nam giới.
👉Ngày 12/04/2023: Vô sinh thứ phát là gì?
Chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh là gì?
Phôi tươi và phôi trữ khác nhau ở một số điểm.
Chuyển phôi tươi là gì?
Chuyển phôi tươi nghĩa là bạn sẽ chuyển phôi sau 3 đến 5 ngày chọc hút trứng. Lúc này phôi (hợp tử được tạo thành từ trứng và tinh trùng) của bệnh nhân chưa trải qua quá trình đông lạnh.
Chuyển phôi đông lạnh là gì?
Phôi đông lạnh là phôi đã trải qua kỹ thuật đông lạnh với môi trường đông lạnh đặc biệt và được bảo quản trong môi trường nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Chuyển phôi trữ là quá trình mà bạn không phải thực hiện kích thích buồng trứng và chọc hút. Mà bạn sẽ được chuẩn bị niêm mạc tử cung kỹ lưỡng để đón nhận và chuyển phôi vào buồng tử cung sau khi phôi được rã đông.
Kỹ thuật đông lạnh phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi hay không?
Tỷ lệ phôi sống sau rã đông hiện nay là trên 99%. Tất cả các phôi sẽ được chuyên viên phôi học đánh giá chất lượng trước khi thực hiện kỹ thuật đông lạnh phôi nên hầu hết phôi không thay đổi chất lượng sau khi rã. Đồng thời sau khi rã, phôi cũng được đánh giá lại trước khi chuyển vào buồng tử cung của bạn. Vì thế bạn có thể an tâm khi lựa chọn phương pháp đông lạnh phôi.
Khi nào bệnh nhân được chỉ định chuyển phôi?
Bệnh nhân sẽ được chuyển phôi khi đáp ứng được những điều kiện sau:
- Nội mạc tử cung có độ dày >= 8mm và mật độ đều.
- Bạn sử dụng thuốc đúng theo đơn của bác sĩ.
- Cơ thể bạn khỏe mạnh và không có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: sốt, đau bụng, ra huyết …
- Quan trọng nhất là bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và sắp xếp công việc thuận tiện.
Chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh tốt hơn?
Trước đây trên thế giới luôn phải thực hiện chuyển phôi tươi do kỹ thuật đông lạnh phôi chưa tốt. Vì thế bệnh nhân thường phải đối mặt với nguy cơ quá kích buồng trứng cao. Nhưng khi kỹ thuật đông lạnh phôi phát triển nhiều ý kiến cho rằng chuyển phôi trữ hiệu quả hơn và có nhiều tranh cãi về việc nên chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ.
Một vài nghiên cứu cho thấy việc chuyển phôi trữ lại có một số ưu điểm vượt trội. Ví dụ như bệnh nhân buồng trứng đa nang khi chuyển phôi trữ sẽ có lợi hơn. Lý do: bệnh nhân này có nhiều trứng, khi kích thích buồng trứng thì nồng độ nội tiết sẽ tăng rất cao, ảnh hưởng lên nội mạc tử cung cũng như bệnh nhân có nguy cơ gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng. Vì vậy trong những tình huống này, bệnh nhân nên chuyển phôi trữ sẽ an toàn hơn.
Ngoài ra, có đến 40% trường hợp bệnh nhân hiếm muộn có vấn đề tại nội mạc tử cung. Khi làm thụ tinh ống nghiệm thì tạo phôi trong một chu kỳ, và giải quyết hết vấn đề của nội mạc tử cung ở một chu kỳ khác trước khi chuyển phôi trữ lạnh.
Bình thường mỗi tháng người phụ nữ chỉ có một trứng phát triển. Khi kích thích buồng trứng thì tháng đó nếu người phụ nữ có 10 trứng hoặc 15 trứng phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc nồng độ nội tiết sẽ tăng lên gấp 10 hoặc 15 lần và tác động tiêu cực lên nội mạc tử cung. Đó chính là lý do chúng tôi tạo phôi trong một chu kỳ và tối ưu nội mạc ở chu kỳ sau. Đó chính là bí quyết thành công của chuyển phôi trữ. Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân chủ yếu chuyển phôi đông lạnh.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11