Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Từ khi ra đời đến nay, IVF đã giúp cho hàng triệu phụ nữ trên thế giới được làm mẹ. Điều mà tưởng chừng như không thể đối với nhiều phụ nữ bị tắc cả hài vòi trứng. Tuy nhiên, IVF cũng là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có vai trò riêng biệt tạo nên một vòng tròn khép kín. Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay khoảng 50-60%. Vậy cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?
🔥Ngày 26/07/2023: Nhiễm Chlamydia có vô sinh không?
🔥Ngày 17/08/2023: Hormone testosterone là gì?
🔥Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?
🔥Ngày 09/08/2023: Khi nào nam giới nên đi khám hiếm muộn?
🔥Ngày 16/08/2023: Viêm vùng chậu có gây vô sinh không?
🔥Ngày 07/09/2023: Nguyên nhân gây tắc vòi trứng là gì?
1. Thụ tinh trong ống nghiệm áp dụng cho trường hợp nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Thụ tinh trong ống nghiệm áp dụng cho trường hợp nào?
Không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm IVF. Dưới đây là một số chỉ định
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương 2 vòi trứng, đã cắt bỏ 2 vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
Thời gian cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm mất bao lâu?
Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của người vợ, thăm khám, sàng lọc siêu âm để chuẩn bị cho quá trình điều trị, bắt đầu vào ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh.
- Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị, chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
- Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
- Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
- Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Beta – hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.
2. Tỷ lệ thành công của IVF phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Độ tuổi của người phụ nữ
Độ tuổi của người mẹ là một trong những tiêu chí quan trọng tác động đến tỷ lệ thành công IVF. Nguyên nhân do nữ giới tuổi càng cao thì chất lượng trứng sẽ càng giảm. Nếu chất lượng trứng không tốt thì số phôi đạt càng ít, càng khó thành công.
Chính vì thế, các bác sĩ Viện Mô phôi khuyến khích chị em nên làm IVF trước 35 tuổi. Nếu làm IVF sau 35 tuổi thì tỷ lệ thành công sẽ giảm dần theo thời gian.
Thời điểm bắt đầu điều trị
Thời điểm bắt đầu điều trị cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của ca IVF. Nếu chị em phát hiện và điều trị sớm thì khả năng thành công cao. Còn với những ca phát hiện muộn, cả vợ chồng gặp bệnh lý phức tạp… Chắc chắn quá trình điều trị sẽ khó khăn, chi phí tăng lên.
Sức khỏe của hai vợ chồng
Nếu người vợ hoặc chồng mắc các bệnh lý về cơ quan sinh dục hay sức khỏe cũng sẽ làm giảm khả năng thành công của IVF. Thậm chí, có nhiều bệnh lý có thể gây biến chứng cho cả thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng là nền tảng quan trọng để thực hiện IVF. Các cặp đôi cần phải đặc biệt chú ý về vấn đề này trong suốt thời gian điều trị.
Độ uy tín của đơn vị thực hiện Hỗ trợ sinh sản
Một địa chỉ điều trị uy tín, có bác sĩ tay nghề cao, kỹ thuật hiện đại, phòng nuôi cấy đảm bảo… Chắc chắn sẽ giúp ca điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Đây là yếu tố quan trọng, các cặp vợ chồng hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.
Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Để ca IVF thành công các bệnh nhân cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Bao gồm việc dùng thuốc, nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt. Trong quá trình điều trị, cần hỏi ý kiến bác sĩ về bất kì loại thuốc nào ngoài đơn bác sĩ kê trước khi sử dụng.
3. Cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?
Để ca điều trị IVF thành công, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:
- Nên đến cơ sở chuyên khoa hiếm muộn thăm khám càng sớm càng tốt khi thấy mình đang xếp vào trường hợp nguy cơ vô sinh (quan hệ vợ chồng 2,3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm, và đối với vợ trên 35 tuổi là 06 tháng).
- Lưu ý chế độ ăn uống cả hai vợ chồng. Hiện nay, xu hướng sử dụng thức ăn nhanh và thức ăn nhiều đường nhân tạo ngày càng nhiều. Đây là thói quen không tốt cho sức khoẻ nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cân đối.
- Uống nhiều nước. Đây là một thói quen rất tốt cho cả hai vợ chồng, nhất là người vợ trong giai đoạn kích thích buồng trứng.
- Chế độ sinh hoạt khoa học: tránh thức khuya, tránh sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Hạn chế tối đa căng thẳng, stress trong thời gian dài.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu sử dụng thuốc ngoài đơn của bác sĩ, cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
- Lựa chọn cơ sở điều trị hiếm muộn uy tín. Hiện nay với số lượng cơ sở điều trị hiếm muộn ngày càng nhiều, tuy nhiên lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng, chi phí hợp lý không phải điều đơn giản.
Trên đây là những lưu ý cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF. IVF một quá trình phức tạp vì vậy bệnh nhân cần hết sức lưu ý để quá trình điều trị thuận lợi và thành công.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9