Chuyển phôi xong có đi xe máy được không? hay sau chuyển phôi có đi ô tô được không? Đây là câu hỏi mà Viện Mô phôi đã ghi nhận rất nhiều trong thời gian qua. Quá trình chuyển phôi rất quan trọng nên việc lưu ý đến phương tiện di chuyển là điều dễ hiểu.
I. Chuyển phôi xong có đi xe máy được không?
Về câu hỏi này xin được trả lời như sau. Sau khi chuyển phôi thường bác sĩ sẽ chỉ định chị em nghỉ ngơi tại Viện khoảng 2 tiếng. Sau đó, sẽ được di chuyển về nhà nghỉ ngơi bình thường.
Việc đi xe máy lúc này là không nên vì lúc này phôi đang di chuyển tìm vị trí để làm tổ. Do chưa có sự liên kết chắc chắn với người mẹ nên khi di chuyển bằng xe máy sẽ gây khó khăn cho việc làm tổ. Từ đó, khả năng đậu thai sẽ bị giảm sút.
Do đó, sắp tới bạn có đến Viện Mô phôi để chuyển phôi thì không nên đi xe máy. Hãy lựa chọn phương pháp khác an toàn hơn để nâng cao hiệu quả đậu thai trong thời gian làm thụ tinh ống nghiệm.
II. Lưu ý nếu bắt buộc phải đi xe máy sau chuyển phôi
Trong trường hợp bất đắc dĩ bạn chỉ có thể di chuyển bằng xe máy mà không thay thế được phương tiện khác. Cần phải lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả chuyển phôi tốt nhất.
1. Trang phục, bảo hộ phù hợp
Về trang phục, bạn hãy mặc đồ rộng rãi thoải mái để đi chuyển phôi. Lưu ý, không mặc đồ bó sát điều này sẽ tạo áp lực vào vùng bụng, ảnh hưởng xấu đến phôi.
Nếu vào mùa hè, bạn cần mặc đồ chống nắng, che chắn kỹ càng. Còn nếu là mùa đông cần phải mặc đủ ấm, tránh cho cơ thể bị lạnh.
2. Di chuyển tốc độ chậm
Chuyển phôi xong nếu buộc phải đi xe máy, các bạn lưu ý nên di chuyển với tốc độ chậm. Lưu ý tránh ổ gà trên đường, hãy cố gắng đi trên đường bằng phẳng.
🎁🎁🎁 ĐỌC NGAY: Sau chuyển phôi có được tắm không? – Bác sĩ chuyên khoa trả lời
3. Tránh giờ đông đúc, ban đêm
Vì buộc phải đi xe máy sau khi chuyển phôi nên bạn hãy xin đặt lịch hẹn với bác sĩ vào khung giờ hợp lý. Thời điểm sau chuyển phôi nên tránh giờ cao điểm vì rất nhiều phương tiện đi lại nguy hiểm cho bạn.
Đặc biệt, không nên đi vào ban đêm vì rất khó quan sát. Lái xe vào buổi đêm rất dễ đi vào ổ gà hay va chạm với các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.
4. Nên có người đưa đón
Trường hợp đi bằng xe máy nên nhờ chồng hoặc người thân lái xe để chuyển phôi. Vì nhiều chị em sau chuyển phôi có tâm lý lo lắng sợ phôi tuột ra ngoài. Nên quá trình lái xe sẽ gặp vấn đề tâm lý dễ gây nguy hiểm. Hãy để người thân giúp bạn đưa đón trước và sau khi chuyển phôi.
5. Giấy tờ mang đầy đủ
Một điều lưu ý nhỏ khác nhưng không hề dư thừa đó là mang đầy đủ tất cả các giấy tờ. Vì nếu trên đường đi gặp lỗi giao thông có thể bạn sẽ bị cảnh sát hỏi thăm. Hãy mang đầy đủ các giấy tờ để cung cấp cho cảnh sát. Rút ngắn thời gian xử phạt để nhanh chóng về nhà nghỉ ngơi.
📣📣📣 ĐỌC TIẾP: Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì báo hiệu điều gì?
6. Xe máy đảm bảo
Kiểm tra xe máy trước khi đi cũng là điều nên làm trước khi chuyển phôi. Hãy đảm bảo xe còn hoạt động trơn tru, chân phanh, ga đều hoạt động bình thường. Nếu đang trên đường di chuyển xe gặp lỗi thì sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn.
7. Tư thế ngồi
Về tư thế ngồi các bạn có thể ngồi một bên, lưng thẳng, không được gập bụng. Việc ngồi sang hang bên lúc này có thể khiến cho phôi bị tuột khỏi vị trí làm tổ.
III. Bà bầu sau chuyển phôi nên thay thế xe máy bằng phương tiện gì?
Chuyển phôi xong đi xe máy được không chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Vậy nên di chuyển bằng phương tiện nào cho an toàn?
1. Ô tô
Ô tô là gợi ý hoàn hảo nhất dành cho các chị em sau khi chuyển phôi. Việc di chuyển bằng ô tô sẽ hạn chế tình trạng bị xóc trên đường. Cũng như giúp đảm bảo an toàn, giúp người nữ có tư thế ngồi thoải mái, an toàn.
2. Tàu hỏa
Với những người ở xa, có thể lựa chọn tàu hỏa để di chuyển. Việc di chuyển bằng tàu hỏa cũng sẽ an toàn và hạn chế bị xóc khi đi. Nếu được hãy mua vé có giường nằm để được nghỉ ngơi, giúp phôi nhanh làm tổ.
3. Máy bay
Có rất nhiều chị em ở TPHCM tin tưởng và làm IVF tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Với trường hợp này, chị em nên di chuyển bằng máy bay để đảm bảo an toàn cho suốt quá trình di chuyển.
IV. Những hoạt động khác cần chú ý sau chuyển phôi
Bên cạnh lưu ý về phương tiện di chuyển sau chuyển phôi. Bạn Huyền Anh và các chị em cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, nói không với các việc làm nặng nhọc. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt.
- Nằm nghỉ ở tư thế phù hợp nên tránh các tư thế xấu như cúi người, rướn người, gập bụng.
- Hạn chế việc bước lên xuống ở cầu thang, cũng không nên giày cao gót.
- Vợ chồng nên kiêng chuyện chăn gối trong thời điểm này.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc làm tổ và phát triển của thai nhi. Nói không những thực phẩm gây sảy thai, không tốt cho việc đậu thai.
- Nên có tâm lý thoải mái, vui tươi, không được áp lực về việc sinh con.
- Thăm khám để kiểm tra tình trạng làm tổ theo lịch của bác sĩ.
- Nếu có bất thường sau khi chuyển phôi cần thông báo ngay với bác sĩ để nhận lời khuyên phù hợp.
Trên đây là thông tin giải đáp chuyển phôi xong có đi xe máy được không? Bạn Huyền Trang hãy lựa cho mình phương tiện di chuyển an toàn hơn như ô tô. Bạn ở Hà Nội nên việc di chuyển đến Viện Mô phôi bằng ô tô rất đơn giản. Chúc cho bạn có kết quả tốt trong lần chuyển phôi sắp tới.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9