Kết quả đo độ mờ da gáy rất quan trọng, giúp sàng lọc sớm một số bệnh dị tật thường hay gặp ở trẻ. Ngày càng có nhiều sản phụ quan tâm đến việc thực hiện các kỹ thuật sàng lọc trước sinh. Vậy độ mờ da gáy 1.1 có bình thường không? Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này.
Hỏi: “Bác sĩ cho em hỏi! Hôm qua em có đi siêu âm và bác sĩ có đo độ mờ da gáy cho em bé. Em thấy kết quả có ghi là 1.1mm. Xin hỏi bác sĩ kết quả này có sao không ạ? Với trường hợp của em có cần làm các xét nghiệm dị tật khác không bác sĩ?” (Huyền Anh, Hà Đông).
Bác sĩ trả lời:
Xin chào bạn! Chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và sẽ giải đáp ngay sau đây.
I. Tìm hiểu về độ mờ da gáy
Trước khi trả lời câu hỏi độ mờ da gáy 1.1mm có sao không? chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về phương pháp sàng lọc này.
Đo độ mờ da gáy được hiểu là kỹ thuật trong siêu âm để kiểm tra lượng dịch xuất hiện phía sau gáy của thai nhi. Thông thường, lượng dịch này chỉ xuất hiện ở 1 thời điểm nhất định. Do đó, mẹ bầu cần phải đo độ mờ da gáy đúng lúc để tránh bị sai sót về kết quả sàng lọc.
Phương pháp sàng lọc này mang ý nghĩa rất quan trọng. Giúp bác sĩ phát hiện nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi hay các bệnh dị tật bẩm sinh khác. Chính vì ý nghĩa này, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên thực hiện để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện và tốt nhất.
Để đo độ mờ da gáy rất đơn giản, mẹ bầu sẽ được siêu âm như khám thai định kỳ trước đó. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát và đo lượng dịch phía sau gáy là bao nhiêu. Quá trình siêu âm rất đơn giản, nhanh chóng, có kết quả chỉ sau 10 – 15 phút.
Hầu hết, thai phụ sẽ được siêu âm ổ bụng để kiểm tra độ mờ da gáy cho thai nhi. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt như tử cung ngả sau, mẹ bầu thừa cân… Bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn cách đo độ mờ da gáy bằng siêu âm đầu dò.
II. Khi nào nên đo được độ mờ da gáy?
Như vừa chia sẻ, khoảng vùng sáng sau gáy của thai nhi chỉ xuất hiện ở thời điểm nhất định. Chính vì thế, thời điểm đo độ mờ da gáy cần phải chính xác, khi khoảng sáng sau gáy rõ ràng nhất.
Với sàng lọc này, thời điểm thích hợp nhất để đo khoảng sáng sau gáy là khi thai được 11W – 13W6d. Nếu mẹ bầu siêu âm trước 11 tuần, lúc này thai nhỏ, khoảng sáng chưa rõ rệt. Còn nếu thực hiện sau 14 tuần thì lúc này khoảng sáng sau gáy không còn. Nếu đo vào lúc này kết quả sẽ không có ý nghĩa sàng lọc.
Theo đánh giá, đo khoảng sáng sau gáy có độ chính xác trong sàng lọc Down khoảng 75%. Nhờ kết quả này mà bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu các sàng lọc về sau. Cũng như giúp mẹ bầu yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của thai nhi.
⭐⭐⭐ BẠN ĐANG QUAN TÂM: Siêu âm đo độ mờ da gáy bao nhiêu tiền? 5 Lưu ý mẹ nên biết
III. Chỉ số độ mờ da gáy 1.1 mm có bình thường không?
Nhiều mẹ bầu có kết quả độ mờ da gáy 1.1 băn khoăn không biết có sao không. Kích thước của độ mờ da gáy sẽ trả lời thai nhi có nguy cơ mắc bệnh hay không. Thông thường, kết quả đo độ mờ da gáy của thai nhi sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chỉ số khoảng sáng sau gáy < 1,3mm: Thai nguy có nguy cơ mắc Down thấp.
- Chỉ số khoảng sáng sau gáy từ 2,5 – 3mm: Tỷ lệ mắc bệnh là 1/10.
- Kết quả khoảng sáng sau gáy > 3mm: Nguy cơ mắc các bệnh về di truyền cao.
Dựa vào chỉ số trên, chắc hẳn mẹ bầu cũng đã nắm rõ về tỷ lệ nguy cơ có thể gặp. Như vậy, với kết quả 1.1mm này thai nhi có nguy thấp, mẹ bầu có thể yên tâm. Tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ khám thai định kỳ hoặc làm các xét nghiệm cần thiết khác khi khám thai. Điều này sẽ hạn chế được các sai sót, đảm bảo kết quả tin cậy hơn.
IV. Độ mờ da gáy 1.1 mm có cần thực hiện các xét nghiệm khác
Độ mờ da gáy 1.1 mm nằm trong ngưỡng an toàn, nên các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm. Vậy độ mờ da gáy 1.1 mm có cần thực hiện các xét nghiệm khác?
Mặc dù kết quả ở ngưỡng an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ nên thực hiện sàng lọc khác như Double test. Sàng lọc này sẽ được thực hiện khi thai được 11 – 13 tuần.
Thông thường, kết quả sàng lọc của Double test sẽ được kết hợp với kết quả của độ mờ da gáy. Từ đó, có được kết quả sàng lọc chính xác hơn. Với Double test, chỉ cần lấy mẫu máu của người mẹ để sàng lọc vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
Đặc biệt, với những mẹ bầu >35 tuổi hay có các nguy cơ cao khiến trẻ mắc dị tật. Càng cần phải làm thêm Double test mặc dù chỉ số độ mờ da gáy là 1.1mm. Điều này sẽ làm tăng thêm độ chính xác của việc sàng lọc, hạn chế sai sót khi đo độ mờ da gáy.
Qua những thông tin trên bạn đọc và các mẹ bầu biết được độ mờ da gáy 1.1 mm có bình thường không. Đây là chỉ số an toàn, cho thấy thai nhi có nguy cơ thấp mắc các bệnh di truyền. Bạn hãy tuân thủ chế độ thăm khám kiểm tra định kỳ. Ở những lần khám thai tiếp theo, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các xét nghiệm khác.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9