Chỉ số độ mờ da gáy 1.2 mm có bình thường không? Nhiều mẹ bầu có kết quả đo độ mờ da gáy nhưng không biết ý nghĩa kết quả ra sao. Cùng theo dõi bài viết sau để nắm rõ được ý nghĩa độ mờ da gáy 1.2 mm. Cũng như những lời khuyên của bác sĩ trong trường hợp này.
I. Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy là kết quả siêu âm đo lượng dịch xuất hiện sau gáy của thai nhi. Thông thường, chất dịch này sẽ thường xuất hiện trong những tháng đầu thai kỳ. Lượng dịch càng nhiều chứng tỏ thai nhi có khả năng cao mắc các dị tật về NST.
Theo khuyến cáo, thời gian siêu âm đo độ mờ da gáy đó là từ tuần thứ 11 – 13. Lúc này, lượng dịch phía sau gáy rõ rệt, dễ dàng đo lường. Mẹ bầu không nên thực hiện quá sớm hay quá muộn. Kết quả siêu âm lúc này sẽ không còn mang ý nghĩa sàng lọc dị tật.
II. Đo độ mờ da gáy cho biết những gì?
Kết quả của chỉ số khoảng sáng sau gáy rất quan trọng. Dựa vào kết quả này sẽ sàng lọc được nguy cơ mắc bệnh Down hay các dị tật về NST khác. Chính vì thế, đo độ mờ da gáy quá trình mà thai phụ không nên bỏ qua.
Qua kết quả của độ mờ da gáy, sẽ sàng lọc được những bệnh lý sau:
- Hội chứng Down: Trẻ mắc hội chứng này thay vì có 46 NST lại có thêm 1 bản sao của NST 21. Khi trẻ mắc bệnh Down sẽ gặp các bất thường về sức khỏe, trí tuệ. Ngoài ra, còn có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Hội chứng Patau: Cũng tương tự như Down, trẻ nhiễm Patau có thêm bản sao NST đó là NST 13. Với những trường hợp nhiễm hội chứng này, khả năng sảy thai, thai chết lưu rất cao. Chỉ một số ít trường hợp có thể kéo sự sống đến 16 tuổi. Tuy nhiên, những trẻ mắc bệnh sau khi sinh sẽ gặp các khuyết tật bẩm sinh.
- Edward: Trẻ mắc hội chứng này sẽ xuất hiện thêm bản sao NST 18. Trong trường hợp này, thai nhi rất khó sống sau khi sinh ra. Thường sẽ sảy thai, thai chết lưu ở những tháng cuối thai kỳ.
⭐⭐⭐ ĐỌC NGAY: Siêu âm đo độ mờ da gáy bao nhiêu tiền?
III. Chỉ số độ mờ da gáy 1.2 mm có bình thường không?
Có thể thấy, kết quả của độ mờ da gáy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì thế, rất nhiều mẹ bầu băn khoăn khoảng sáng sau gáy bao nhiêu là an toàn. Vậy độ mờ da gáy 1.2 có tốt không?
Thực tế, tùy vào độ tuổi của thai nhi mà sẽ có chỉ số khoảng sáng sau gáy phù hợp. Cụ thể, với những thai 11W khoảng sáng sau gáy ở mức an toàn đó là 2mm. Còn với thai được 13w6d thì khoảng sáng an toàn sẽ là 2.8mm.
Có thể thấy, chỉ số của khoảng sáng sau gáy càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Nên với những trường hợp có chỉ số trên 3mm sẽ nằm trong vùng nguy hiểm. Có nguy cơ mắc các dị tật về NST đã chia sẻ ở trên.
Còn với trường hợp kết quả 1.2mm nằm trong vùng an toàn. Tức là thai nhi ít có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Chính vì thế, với những mẹ bầu có kết quả đo khoảng sáng sau gáy là 1.2 thì có thể yên tâm.
IV. Độ mờ da gáy 1.2 mm có cần làm thêm Double test
Tỷ lệ chính xác của kỹ thuật đo khoảng sáng sau gáy khoảng 75%. Như vậy đồng nghĩa với việc sẽ có những trường hợp kết quả bị sai. Nhiều trường hợp mặc dù kết quả sàng lọc thai có nguy cơ cao nhưng vẫn phát triển bình thường và ngược lại. Vậy độ mờ da gáy 1.2 mm có cần làm thêm Double test?
Theo các bác sĩ, mặc dù độ mờ sau gáy 1.2mm nhưng mẹ bầu vẫn nên làm Double Test. Thông thường, khi làm Double Test bác sĩ sẽ kết hợp kết quả chỉ số khoảng sáng sau gáy. Để tăng độ tin cậy, chính xác của phương pháp sàng lọc.
Với Double Test, sau khi xét nghiệm sẽ xác định được chỉ số của PAPP-A và β- hCG tự do. Kết hợp với kết quả đo khoảng sáng sau gáy sẽ tăng độ chính xác lên tới 80 – 90%. Điều này sẽ góp phần hạn chế sai sót về kết quả sàng lọc.
Với những trường hợp sau khi làm Double test và đo khoảng sáng sau gáy có kết quả bất thường. Bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện chọc ối hoặc sinh thiết để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
V. Cần làm gì sau khi có kết quả độ mờ da gáy?
Kết quả đo độ mờ da gáy sẽ có 2 trường hợp, đó là thai nhi có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao mắc các dị tật. Dù trong trường hợp nào mẹ bầu cũng cần phải bình tĩnh. Lắng nghe bác sĩ đọc kết quả và đưa ra lời khuyên hữu ích.
Đặc biệt với những trường hợp thai có kết quả bất thường. Cần phải làm thêm các sàng lọc khác như chọc ối, sinh thiết… Nếu sau khi sàng lọc kết quả vẫn bất thường, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp phù hợp.
Trên đây là thông tin về độ mờ da gáy 1.2. Như vậy, kết quả này cho thấy thai nhi có nguy cơ thấp mắc các bệnh lý về di truyền. Nếu các mẹ vẫn còn lo lắng về tình trạng của con, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để thực hiện các sàng lọc khác tin cậy hơn.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9