Đo độ mờ da gáy là phương pháp gần như không thể thiếu trong thai kỳ. Tuy vậy, đa phần các mẹ bầu vẫn chưa hiểu rõ về các chỉ số khi đo độ mờ da gáy. Nhiều sản phụ khi nhận kết quả băn khoăn không biết độ mờ da gáy 1.4 mm có bình thường không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chính xác về vấn đề này.
I. Chỉ số độ mờ da gáy cho biết điều gì?
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ được bắt đầu làm quen với nhiều khái niệm. Trong đó, khi thai được 11w, bác sĩ sẽ nói đến thuật ngữ “đo độ mờ da gáy”. Vậy đo độ mờ da gáy là sao?
Hiểu đơn giản, bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm để đo kích thước lớp dịch xuất hiện sau gáy ở thai nhi. Khoảng sáng này sẽ xuất hiện ở tuần thai thứ 11 – 13. Nên mẹ bầu thường sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện đo độ mờ da gáy trong khoảng thời gian này.
Chỉ số độ mờ da gáy cho biết điều gì? Dựa vào kết quả của độ mờ da gáy, sẽ sàng lọc được nguy cơ mắc các bệnh bất thường về NST ở thai nhi. Điển hình như bất thường về NST số 13, 18, 21…
Lưu ý, chỉ số này chỉ mang tính sàng lọc, không có ý nghĩa chẩn đoán. Ngoài ra, đây cũng là căn cứ để chuyên gia tư vấn cho thai phụ có áp dụng các sàng lọc chuyên sâu khác hay không.
Với những ý nghĩa này, mẹ bầu nên thực hiện đo độ mờ da gáy nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Thời gian thực hiện sàng lọc đo độ mờ da gáy là khi thai nhi được 11 – 13w.
II. Độ mờ da gáy 1.4 mm có bình thường không?
Độ mờ da gáy 1.4 mm là một trong những kết quả mà mẹ bầu có thể gặp phải. Vậy độ mờ da gáy 1.4 mm có sao không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ cung cấp chỉ số độ mờ da gáy an toàn cho từng tuần thai.
- Thai ở 11w: Khoảng sáng sau gáy là 2mm.
- Thai 12w: Khoảng sáng sau gáy <2,5mm.
- Với thai 13w: Khoảng sáng sau gáy sẽ là 2,8mm.
Như vậy, với những mẹ bầu đo độ mờ da gáy ở tuần thai thứ 11, 12 hay 13. Mà kết quả độ mờ da gáy 1.4 thì được xem là bình thường. Trong trường hợp này, chỉ số độ mờ da gáy thấp, thai nhi ít có nguy cơ mắc các bệnh lý dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm về kết quả sàng lọc này.
Còn với những trường hợp chỉ số khoảng sáng sau gáy trên 3.5mm mới thuộc nhóm nguy hiểm. Lúc này, buộc phải thực hiện các sàng lọc chuyên sâu hơn để xác định chính xác.
III. Độ mờ da gáy 1.4 mm có cần làm sàng lọc khác không?
Độ mờ da gáy 1.4 là chỉ số an toàn, thuộc trường hợp nhóm nguy cơ thấp mắc bệnh. Vậy với trường hợp này có cần thực hiện các sàng lọc khác hay không?
Thực tế, đo khoảng sáng sau gáy là một trong những bước đầu tiên trong sàng lọc bất thường về NST ở thai nhi. Chính vì thế, nếu độ mờ da gáy 1.4 thì mẹ bầu vẫn nên thực hiện các sàng lọc khác. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các sàng lọc khác để thực hiện như NIPT, Double test hay Triple test…
Đặc biệt, với những mẹ bầu có chỉ số độ mờ da gáy 1.4 nhưng thuộc các trường hợp sau. Càng cần phải kết hợp với các sàng lọc khác. Bao gồm:
- Mẹ bầu >35 tuổi.
- Trước đó mẹ bầu có tiền sử hỏng thai, sinh con bị dị tật.
- Trong gia đình thai phụ có người nhà từng mắc các bệnh lý dị tật.
- Cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân trong quá trình mang thai.
Việc kết hợp độ mờ da gáy và các sàng lọc khác sẽ giúp tăng độ chính xác của kết quả sàng lọc. Đồng thời, giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng thai nhi và có lời khuyên phù hợp.
IV. Những chú ý khi đi thực hiện sàng lọc dị tật
Với những mẹ bầu lần đầu mang thai, chắc hẳn sẽ còn nhiều bỡ ngỡ với thuật ngữ sàng lọc dị tật hay độ mờ da gáy. Tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bỏ túi một số lưu ý dưới đây khi chuẩn bị thực hiện sàng lọc dị tật.
- Tìm hiểu thông tin cụ thể về từng phương pháp sàng lọc, hỏi ý kiến bác sĩ để được giải đáp mọi thắc mắc.
- Ghi nhớ các thời điểm vàng sàng lọc dị tật để kết quả đảm bảo chính xác hơn. Mỗi phương pháp pháp sẽ có thời điểm khác nhau, mẹ bầu cần phải nắm rõ.
- Với những phương pháp sàng lọc dị tật không cần phải kiêng khem ăn uống trước khi thực hiện. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên sử dụng các chất kích thích hay đồ uống độc hại. Bởi sẽ ảnh hưởng đến kết quả sàng lọc cũng như tác động xấu đến sức khỏe thai nhi.
- Chuẩn bị tâm lý tốt nhất, thoải mái nhất trước khi thực hiện.
- Trong trường hợp xấu nhất, kết quả thai nhi có nguy cơ cao. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp nhất.
- Nên thực hiện sàng lọc ở những địa chỉ uy tín, hội tụ các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực.
Trên đây là thông tin về độ mờ da gáy 1.4 mm có bình thường không? Nếu mẹ bầu có kết quả này có thể yên tâm vì thai nhi có ít nguy cơ mắc bệnh. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ việc kết hợp các phương pháp sàng lọc khác để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9