Kết quả khoảng sáng sau gáy sẽ giúp sàng lọc các bệnh lý liên quan đến bất thường NST. Vậy kết quả có chỉ số độ mờ da gáy 1.5 mm thì có bình thường không? Thuộc nhóm nguy cơ thấp hay nguy cơ cao? Nội dung bài viết sau đây sẽ có những thông tin về độ mờ da gáy 1.5 mm mẹ bầu đừng bỏ lỡ.
I. Sự quan trọng của độ mờ da gáy
Ở tuần thai thứ 11, trong quá trình khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy cho thai phụ. Độ mờ da gáy chính là chất lỏng xuất hiện ở sau gáy của thai nhi. Thông qua độ dày của chất lỏng này sẽ giúp sàng lọc các bệnh lý liên quan đến bất thường NST ở thai nhi.
Hầu hết, ở mọi thai nhi đều xuất hiện chất lỏng này trong quá trình mang thai. Song với những trẻ có nguy cơ mắc Down hay các hội chứng khác, chất lỏng sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Dựa vào đặc điểm này, đo độ mờ da gáy được đánh giá sàng lọc vô cùng quan trọng. Không chỉ bước đầu sàng lọc các dị tật ở trẻ mà còn giúp bác sĩ dễ dàng tư vấn cho mẹ bầu các sàng lọc thích hợp ở tuần tiếp theo.
Với những thai nhi có chỉ số nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện chọc ối, sinh thiết… Nhằm xác định chính xác nguy cơ mắc bệnh của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Một lưu ý khi thực hiện đo độ mờ da gáy, mẹ bầu cần phải thực hiện đúng thời điểm khi thai được 11 – 13w.
II. Chỉ số độ mờ da gáy 1.5 mm có bình thường không?
Hỏi: Bác sĩ ơi, em mới đi khám thai tuần thứ 12, bác sĩ có đo độ mờ da gáy cho em. Em thấy ghi kết quả là độ mờ da gáy 1.5. Xin hỏi bác sĩ kết quả này có nguy hiểm không ạ? Em mới mang thai lần đầu nên còn bỡ ngỡ. Mong bác sĩ tư vấn giúp. (Huyền Anh, Hà Đông).
Bác sĩ trả lời:
Xin chào bạn! Độ mờ da gáy được biết đến là phương pháp giúp sàng lọc sớm các dị tật. Thời gian có kết quả siêu âm rất nhanh chỉ khoảng 10 – 15 phút. Tùy vào từng trường hợp mà kết quả đo độ mờ da gáy sẽ khác nhau.
Rất nhiều mẹ bầu có chỉ số độ mờ da gáy 1.5 băn khoăn có bình thường không. Để trả lời câu hỏi này, mẹ bầu cần nắm rõ chỉ số được xem là bình thường, có nguy cơ thấp là bao nhiêu.
>> XEM THÊM: ĐỘ MỜ DA GÁY 1.4MM CÓ BÌNH THƯỜNG KO ?
Theo đó, với những thai nhi có kích thước là 45 – 84mm thuộc nhóm nguy cơ thấp nếu kết quả <3,5mm. Theo từng độ tuổi mà chỉ số sẽ chi tiết hơn. Bao gồm:
- Chỉ số độ mờ da gáy 2mm là mức an toàn cho thai 11w.
- Độ mờ da gáy <2,5mm là mức an toàn cho thai 12.
- Còn độ mờ da gáy 2,8mm là chỉ số an toàn cho thai 13w.
Như vậy, với thai nhi có chỉ số độ mờ da gáy 1.5 mm sẽ thuộc mức an toàn. Nghĩa là thai nhi ít có nguy cơ thấp mắc các bệnh dị tật. Do đó, chị Huyền Anh cũng như các mẹ bầu có kết quả này hoàn toàn yên tâm.
III. Đo độ mờ da gáy 1.5 mm có cần làm thêm sàng lọc khác?
Như đã vừa chia sẻ, độ mờ da gáy 1.5 thuộc nhóm an toàn, ít nguy cơ mắc bệnh. Song các bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ bầu nên làm thêm các sàng lọc khác để tăng độ chính xác.
Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật sàng lọc không xâm lấn đã ra đời, giúp sàng lọc sớm các dị tật. Các mẹ có thể tham khảo các phương pháp như Double test, Tiple test, NIPT test… Trong đó, NIPT có độ chính xác cao hơn lên tới 98,89%.
Việc kết hợp độ mờ da gáy và các sàng lọc này không chỉ giúp tăng độ chính xác. Mà còn sàng lọc nhiều bệnh lý mà độ mờ da gáy không thể phát hiện. Điển hình như NIPT, không chỉ phát hiện các dị tật bẩm sinh mà còn phát hiện những bất thường về NST giới tính.
Chính vì thế, trong các lần khám thai mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ, để tránh bỏ lỡ các thời điểm vàng sàng lọc. Điều này sẽ giúp mẹ yên tâm hơn về sức khỏe của con. Phát hiện sớm bất thường và có biện pháp can thiệp sớm.
IV. Những lưu ý khi nhận kết quả đo độ mờ da gáy
Khi có kết quả đo độ mờ da gáy chắc hẳn đều có tâm lý hồi hộp, lo lắng. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bình tĩnh dù kết quả có thuộc nhóm nào đi chăng nữa.
Với những trường hợp có chỉ số nguy cơ thấp, mẹ có thể thoải mái hơn. Vẫn đảm bảo khám thai định kỳ đúng hẹn, kết hợp với các sàng lọc khác theo chỉ định của chuyên gia để kiểm tra thêm.
Còn nếu độ mờ da gáy có nguy cơ cao, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Độ chính xác của sàng lọc này khoảng 75%, có nghĩa là sẽ có trường hợp dương tính giả. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ phương pháp chọc ối hoặc sinh thiết để kiểm tra chắc chắn. Tùy vào trường hợp bác sĩ sẽ có lời khuyên thích hợp cho mẹ bầu.
Trên đây là thông tin về độ mờ da gáy 1.5 mm có bình thường không? Kết quả này thuộc nhóm ít có nguy cơ mắc dị tật. Mẹ bầu hãy yên tâm chăm sóc thai kỳ thật tốt. Kết hợp sàng lọc thêm bằng các phương pháp khác để tăng độ chính xác.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9