Hội chứng antiphospholipid là một nỗi lo đối với các chị em đang và chuẩn bị mang thai. Thông thường, đông máu là một quá trình bình thường của cơ thể. Cục máu đông giúp bịt kín các vết cắt trên thành mạch máu,. Nó giúp cơ thể không bị mất quá nhiều máu. Tuy nhiên, ở hội chứng antiphospholipid, quá nhiều máu đông có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của máu và làm hỏng các cơ quan của cơ thể. Vậy hội chứng antiphospholipid là gì? Và mức độ nguy hiểm của nó như thế nào?
1. Hội chứng antiphospholipid là gì?
Khái niệm
Phospholipid được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống và màng tế bào. Bao gồm các tế bào máu và lớp niêm mạc của mạch máu. Khi các kháng thể tấn công các phospholipid, các tế bào bị tổn thương. Tổn thương này gây ra các cục máu đông hình thành trong các động mạch và tĩnh mạch của cơ thể.
📌📌📌📌Có thể bạn chưa biết: Tầm quan trọng của chỉ số AMH
Hội chứng antiphospholipid (hội chứng kháng thể kháng phospholipid) là bệnh lý thuộc nhóm tự miễn. Khi mắc bệnh, các kháng thể trong hệ thống miễn dịch sẽ nhận định nhầm phospholipid là chất gây hại và tấn công nó, trong khi đó phospholipid lại là thành phần tạo cấu trúc tế bào. Sự tấn công này khiến cho các tế bào bị tổn thương, dẫn đến việc hình thành các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch, gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Biểu hiện lâm sàng
Huyết khối hoặc biến chứng thai kì thường là dấu hiệu đầu tiên của hội chứng antiphospholipid. Tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện từ đầu đến giữa tuổi trưởng thành .
- Các dấu hiệu và triệu chứng khác của hội chứng antiphospholipid ảnh hưởng đến tế bào và mạch máu bao gồm:
- Giảm số lượng tiểu cầu (tế bào tham gia vào quá trình đông máu),
- Thiếu hồng cầu (thiếu máu) do chúng bị phân hủy sớm (tan máu) và
- Da đổi sang màu đỏ tía (liveo reticularis) do bất thường trong các mạch máu nhỏ của da. Ngoài ra, những người mắc bệnh có thể có vết loét trên da, đau nửa đầu,
- Bệnh tim hoặc thiểu năng trí tuệ.
- Nhiều người bị hội chứng antiphospholipid cũng có các rối loạn tự miễn dịch khác như lupus ban đỏ.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng antiphospholipid
Tình trạng này có liên quan đến sự hiện diện của ba loại kháng thể bất thường trong máu: lupus anticoagulant, anticardiolipin và anti-B2 glycoprotein I.
Các kháng thể thường liên kết với các phân tử hay vi khuẩn lạ, đánh dấu và tiêu diệt chúng, trong khi các kháng thể trong hội chứng antiphospholipid tấn công các protein bình thường của con người.
Khi các kháng thể này gắn vào protein, các protein sẽ thay đổi hình dạng và liên kết với các phân tử hay thụ thể khác trên bề mặt tế bào. Liên kết giữa các tế bào, đặc biệt là các tế bào miễn dịch, kích hoạt quá trình đông máu và các phản ứng miễn dịch khác.
3. Cách chẩn đoán người mắc hội chứng antiphospholipid
Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh antiphospholipid. Các xét nghiệm này kiểm tra máu có bất kỳ loại kháng thể antiphospholipid nào trong số ba kháng thể: anticardiolipin, beta-2 glycoprotein I (β2GPI) và lupus anticoagulant.
Cần xét nghiệm máu hai lần để xác nhận kết quả dương tính. Do một xét nghiệm dương tính duy nhất có thể là kết quả của một đợt nhiễm trùng ngắn hạn. Xét nghiệm máu lần hai thường được thực hiện cách lần đầu tiên 12 tuần hoặc hơn.
4. Cách chữa trị đối với hội chứng antiphospholipid
Hội chứng antiphospholipid không có cách chữa trị. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng. Mục tiêu của điều trị là ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
✅✅✅✅✅Tham khảo thêm: Hội chứng buồng trứng đa nang nguy hiểm như thế nào?
Thuốc chống đông máu được sử dụng để ngăn hình thành cục máu đông. Chúng cũng có thể ngăn các cục máu đông hiện có ngừng phát triển. Các loại thuốc này được dùng dưới dạng viên uống hoặc tiêm dưới da.
Warfarin và heparin là hai loại thuốc chống đông máu được sử dụng để điều trị hội chứng antiphospholipid. Thuốc chống đông máu không điều trị được bệnh antiphospholipid. Chúng chỉ làm giảm nguy nguy cơ tăng đông máu. Vì vậy, việc điều trị bằng thuốc có thể lâu dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng antiphospholipid là gì? Hiện nay, hội chứng này chưa có cách ngăn ngừa và điều trị triệt để. Chính vì vậy, khi mang thai bạn cần phải theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10