Vô sinh hiếm muộn là nỗi niềm khó giãi bày. Căn bệnh này đang dần trẻ hóa và trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu cặp vợ chồng trong cuộc sống hiện nay. Như vậy không chỉ những người lớn tuổi mới khó có con. Mà ngay cả những người trẻ cũng gặp phải tình trạng hiếm muộn. Chính vì vậy, khi thấy mình chậm con, hãy đi khám hiếm muộn càng sớm càng tốt. Việc xác định được nguyên nhân hiếm muộn càng sớm càng tốt, sẽ giúp cho việc điều trị thuận lợi.
I. TỶ LỆ VÔ SINH HIẾM MUỘN Ở NAM VÀ NỮ NHƯ NHAU
Hiếm muộn được xác định khi hai vợ chồng giao hợp đều đặn, không sử dụng các biện pháp tránh thai, sau 6 tháng (đối với vợ từ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với vợ dưới 35 tuổi) mà chưa thụ thai tự nhiên.
Dựa trên một khảo sát do Hội sản phụ khoa Việt Nam thực hiện, tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ là ngang nhau, trong đó nam giới chiếm 40%, nữ giới chiếm 40%, 10% do cả hai vợ chồng và 10% còn lại không rõ nguyên nhân.
>>>XEM THÊM: DINH DƯỠNG SAU CHỌC HÚT NOÃN?
Đặc biệt, tình trạng vô sinh ở những người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) có xu hướng gia tăng và chiếm khoảng 50% các trường hợp vô sinh, hiếm muộn.
Hiện nay vẫn còn không ít trường hợp hai vợ chồng không thống nhất với nhau kế hoạch đi khám. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong việc điều trị. Có nhiều ông chồng vẫn luôn cho rằng vô sinh là việc của phụ nữ, đàn ông không liên quan. Có nhiều trường hợp hiếm muộn đến khám tại Viện, người vợ sức khỏe sinh sản bình thường nhưng chồng vô sinh.
Chính vì vậy, khi có các kết quả khám và các xét nghiệm, nguyên nhân mới được xác định.
II. HIẾM MUỘN LÀ PHẢI LÀM IVF?
IVF hay còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm, là phương pháp HTSS hiện đại nhất hiện nay. Tuy vậy nó cũng là phương pháp tốn kém về kinh tế nên nhiều gia đình lo ngại.
Theo thực tế khám bệnh tại Viện, bác sĩ Đoàn Thị Hằng cho biết: “Có đến hơn 50% bệnh nhân không hề biết rằng phụ nữ càng lớn tuổi càng khó có con, hay kinh nguyệt không đều, mất kinh, kinh ra ít không đơn giản chỉ là do rối loạn kinh nguyệt, và đàn ông có thể vô sinh kể cả khi cơ thể vẫn “khỏe”, sinh hoạt vợ chồng đều đặn hay vẫn có khả năng “cương dương” bình thường… Chính vì vậy, nhiều cặp vợ chồng đã bỏ lỡ cơ hội “vàng” của mình.
Không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm thụ tinh trong ống nghiệm. Có rất nhiều gia đình nắm bắt được vấn đề của mình và chủ động thăm khám sớm. Chính vì vậy đã có không ít đứa trẻ được sinh ra nhờ thụ tinh nhân tạo (IUI) hay thậm chí là hỗ trợ mang thai tự nhiên.
Bên cạnh đó, nhiều người vẫn chần chừ chưa đi khám dù 1-2 năm, thậm chí sau 5 năm chậm con. Không ít cặp vợ chồng muộn con còn không biết nên đi khám ở đâu. Khám hiếm muộn đi một mình hay phải đi cả hai vợ chồng… Đã có không ít trường hợp các cặp vợ chồng hiếm muộn 2-3 năm gõ cửa Viện Mô phôi và tâm sự rằng chỉ khi cảm thấy mình đủ lớn tuổi và cần 1 đứa trẻ thì họ mới mong muốn được điều trị.
III. ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN CÀNG SỚM CÀNG TỐT?
Đúng vậy! Khám hiếm muộn càng sớm càng tốt. Điều trị hiếm muộn càng sớm sẽ càng tốt.
Hiếm muộn là điều không ai mong muốn. Nhưng khi biết mình chẳng may rơi vào hoàn cảnh này, chúng tôi mong các bệnh nhân bình tĩnh, tìm đến 1 cơ sở điều trị uy tín để được thăm khám kịp thời. Việc xác định được nguyên nhân sớm sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm được chi phí điều trị và rút ngắn thời gian mong con.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10