Thụ tinh trong ống nghiệm đã mang lại những điều tuyệt vời cho hàng triệu người trên thế giới. Em bé ống nghiệm trên thế giới đầu tiên sinh ra năm 1978. Từ đó đến nay, hàng triệu người trên thế giới đã được thực hiện thiên chức làm cha mẹ. Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hiện đại nhưng cũng rất phức tạp. Quá trình này gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có vai trò riêng biệt tạo nên tổng thể thành công. Trong đó phải kể đến vai trò của bác sĩ lâm sàng, điều dưỡng, Labo hỗ trợ sinh sản… Trong đó, Labo – Trái tim của đơn vị hỗ trợ sinh sản, là nơi các “mầm non” tương lai được ươm mầm và phát triển. Ngày 25/7 hằng năm được chọn là Ngày Chuyên viên Phôi học Thế giới.
💐Ngày 11/10/2023: Các bác sĩ Viện Mô phôi báo cáo tại Hội nghị di truyền toàn quốc
Ngày 12/05/2023: Hội chứng Kallmann là gì?
Ngày 08/03/2023: 3 nhóm xét nghiệm di truyền tiền làm tổ
Ngày 23/02/2023: Loạn Dưỡng Cơ Duchenne – Những Điều Cần Biết
Ngày 05/09/2023: Bệnh Wilson là gì?
💐Ngày 11/10/2023: Noãn sau chọc hút sẽ được làm gì?
Vai trò của các chuyên viên phôi học
Chuyên viên phôi học là gì?
Chuyên viên phôi học (CVPH) là người được đào tạo, có kiến thức chuyên ngành về phôi học của người bao gồm về giao tử (noãn, tinh trùng), hợp tử (phôi), đảm nhận trách nhiệm xử lý, theo dõi, thực hiện các kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản trên noãn, tinh trùng và phôi.
Vai trò của các chuyên viên phôi học
Trong công tác Hỗ trợ sinh sản, CVPH sẽ có các vai trò, công việc sau:
- Thực hiện việc đánh giá chất lượng tinh trùng, lọc rửa chọn tinh trùng di động tốt để phục vụ cho việc bơm trinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
- Xử lý, theo dõi, thực hiện các kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản trên noãn, tinh trùng và phôi
- Tiêm tinh trùng của chồng vào bào tương noãn của vợ
- Kiểm tra sự thụ tinh, nuôi cấy và theo dõi để đảm bảo quá trình nuôi cấy phôi diễn ra tốt nhất,
- Đánh giá chất lượng của phôi, trữ đông và bảo quản phôi đã trữ đông, rã đông phôi,
- Hỗ trợ phôi thoát màng,
- Hỗ trợ bác sĩ trong chuyển phôi vào buồng tử cung.
Trong một số trường hợp, CVPH còn thực hiện việc tìm tinh trùng từ các kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh hoàn, trích tinh trùng từ mô sinh thiết tinh hoàn.
Labo – Trái tim của đơn vị Hỗ trợ sinh sản
Phòng Labo IVF là gì?
Phòng Labo IVF là nơi nuôi cấy phôi và thực hiện các kỹ thuật cao trong IVF. Tại đây, phôi sẽ được theo dõi và nuôi cấy cho đến thời điểm chuyển phôi hoặc trữ đông. Vì quá trình thụ tinh, tăng trưởng và phát triển của phôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng phòng Lab nên có thể hiểu đơn giản chất lượng phòng Lab tác động rất lớn đến sự thành bại của một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm.
Trong cả quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), Labo Hỗ trợ sinh sản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi cấy và theo dõi phôi. Đây là nơi tạo nên các mầm sống cho các gia đình hiếm muộn. Do đó, chất lượng Labo Hỗ trợ sinh sản tác động rất lớn đến thành công của một chu kỳ IVF.
Phòng Lab IVF Viện Mô phôi có gì?
Viện Mô phôi hiện nay là một trong những địa chỉ tin cậy trong điều trị vô sinh/hiếm muộn. Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị hiện đại, tỷ lệ thành công của IVF trung bình đạt khoảng 60%. Thành công đó được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó phòng Labo nuôi cấy của Viện giữ vai trò hết sức quan trọng.
Tại Viện Mô phôi, CVPH chính là những người hùng thầm lặng trong phòng Lab. CVPH liên tục cập nhật các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất. Họ được đào tạo bài bản có kiến thức chuyên ngành về phôi học của người. Tại Viện Mô phôi, với đội ngũ bác sĩ và chuyên viên phôi học có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế, bác sĩ, CVPH làm việc trong phòng Lab đều có trình độ Thạc sĩ trở lên.
Chia sẻ của CVPH Nguyễn Thanh Huyền – Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội: “Những giọt nước mắt hạnh phúc của các cặp đôi hiếm muộn khi đón đứa con của mình chào đời chính là nguồn động lực giúp chúng tôi yêu, say và tâm huyết với nghề. Người ta thường nói, Lab là trái tim của IVF. Chúng tôi cũng luôn tâm niệm điều đó và làm việc bằng cả trái tim của mình. Sứ mệnh của chúng tôi thật vẻ vang. Mỗi nhà phôi học chúng tôi như một sứ giả của hạnh phúc”.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12