Có thể nói giai đoạn sau chuyển phôi cần được chăm chút tinh thần và sức khỏe cẩn thận nhất. Điều đó để giúp phôi có thể bám vào tử cung và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến các mẹ bị mất ngủ sau chuyển phôi trầm trọng. Chính điều này đã làm các chị em lo lắng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Vậy nguyên nhân và giải pháp để khắc phục là gì?
I. NGUYÊN NHÂN
Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ bao gồm các giai đoạn: Thụ tinh, chuyển phôi, phát triển hoàn thiện thai nhi. Có thể nói, sau giai đoạn chuyển phôi là thời kỳ mẹ bầu nhạy cảm nhất.Vậy, mất ngủ sau chuyển phôi có gây nguy hiểm cho mẹ và bé hay không? Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến các mẹ bị mất ngủ trầm trọng. Điển hình như:
1. Suy nghĩ nhiều
Rối loạn tâm lý, căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ rơi vào trạng thái này. Sau thời gian dài mong mỏi, hiện thực mang thai đến gần càng khiến cho bạn hưng phấn, vui vẻ hơn. Tuy nhiên, tình trạng phấn khích quá mức hoặc bận lòng với những suy nghĩ lo lắng về tình hình của phôi thai đều có thể khiến mẹ bầu rơi vào những căng thẳng, áp lực tâm lý.
Tâm trạng không ổn định sẽ khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay gặp ác mộng và dễ thức giấc vào nửa đêm. Mất ngủ sẽ gây áp lực lớn đến tinh thần từ đó ảnh hưởng khả năng đậu thai thành công.
2. Thay đổi nội tiết tố
Sau chuyển phôi, mọi thay đổi về nội tiết tố đều ảnh hưởng khiến các mẹ khó ngủ hơn.
Trong giai đoạn chuẩn bị chuyển phôi, có nhiều thay đổi về nội tiết diễn ra trong cơ thể mẹ:
- Hormone estrogen được sử dụng 2-3 tuần trước chuyển phôi. Điều này sẽ kích thích niêm mạc tử cung phát triển, ức chế sự rụng trứng
- khi niêm mạc tử cung đạt độ dày thích hợp, hormone progesterone được sử dụng
Những thay đổi lớn về nội tiết tố trong một thời gian ngắn như vậy sẽ làm cơ thể mẹ không kịp thích ứng. Từ đó khiến người mẹ sinh ra cảm giác khó chịu trong người và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
3. Cơ thể mẹ thay đổi
Những ngày đầu sau chuyển phôi, có thể mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu đậu thai cũng gây ra những thay đổi đột ngột mà mẹ chưa thích ứng kịp. Những cảm giác “lạ” như: chướng bụng, căng tức ngực và đau đầu ti…
>>>>>XEM THÊM: ĂN GÌ KHI NIÊM MẠC TỬ CUNG MỎNG???
4. Suy nghĩ nhiều
Hầu hết các chị em đều có tâm lý lo lắng sau chuyển phôi. Liệu mình có đậu thai không? Liệu thai nhi có khỏe không? Tuần bao nhiêu có tim thai? Tại sao nhiều người có dấu hiệu mà mình thì không…
II. CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY GIẢM GIẤC NGỦ SAU CHUYỂN PHÔI
Mất ngủ sau chuyển phôi kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, các mẹ có thể áp dụng các mẹo sau:
1. Luôn giữ tinh thần thoải mái
Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn là cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các mẹ. Tốt nhất chị em đừng quá lo lắng. Nếu gặp áp lực trong công việc, cuộc sống, hãy nghe một bản nhạc thư giãn, chơi một trò chơi giải trí, hoặc đọc một cuốn sách, đi dạo công viên,… để cơ thể thư giãn, tâm trạng thoải mái hơn.
2. Ngâm chân
Ngâm chân với nước ấm thêm một vài lát gừng tươi trước khi đi ngủ để tăng cường tuần hoàn máu và dễ ngủ hơn.
3. Thói quen ngủ đúng
Chỉ nên ngủ ở trên giường, không nên ngủ ở bất kỳ nơi nào khác như trên sô pha, thảm,… Nên mặc đồ ngủ làm từ sợi tự nhiên, thông thoáng tránh dùng các loại vải gây bí, khó thoát mồ hôi vì có thể khiến bạn khó chịu tỉnh giấc.
4. Sinh hoạt đúng giờ
Thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày. Bạn nên đi ngủ trước 11 giờ đêm, tránh ngủ trưa quá nhiều gây khó ngủ vào buổi tối. Tránh xem TV hoặc sử dụng điện thoại và các thiết bị cá nhân khác ngay trước khi đi ngủ.
5. Thói quen ăn
Việc ăn uống trong thời kỳ mang thai khi bị mất ngủ cực kỳ quan trọng. Các mẹ cần tránh những thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai như nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót,… Chỉ nên ăn thanh đạm, hạn chế ăn quá mặn, quá chua hoặc quá cay vì sẽ khiến hệ tiêu hóa mất căn bằng, gây mất ngủ nghiêm trọng hơn.
6. Vận động hợp lý
Thiền có thể giúp cải thiện các chứng mất ngủ trong thai kỳ. Ngoài ra, các bài tập thể chất hằng ngày cũng được Hiệp Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ công nhận công dụng giảm các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, sức khỏe tim mạch, giảm đau lưng cũng như các triệu chứng mất ngủ khi mang thai, thụ thai
Trên đây là một vài chia sẻ giúp cho các mẹ yên tâm hơn sau chuyển phôi. Một tâm lý tốt là khởi đầu cho hành trình làm mẹ tuyệt vời. Hãy tin vào chính mình, cố gắng và lạc quan nhất có thể nhé!
Bài viết liên quan
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9
Viện Mô phôi triển khai những gói xét nghiệm NIPT nào?
Cứ mỗi 13 phút thì có một trẻ di tật ra đời. 11% trong số ...
Th9