Một trong những vấn đề các chị em hay gặp sau chuyển phôi là bị ho. Bình thường, ho đã gây cho chứng ta nhiều phiền toái trong cuộc sống. Đối với các mẹ bầu sau chuyển phôi thì ho càng khiến họ thêm lo lắng. Vậy mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì? Điều này có ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi không? Có nên sử dụng thuốc hay sẽ tự khỏi?
🍀🍀🍀Ngày 13/05/2023: Nhuộm tóc khi mang thai có an toàn không?
🍀🍀🍀Ngày 12/05/2023: Hội chứng Kallmann là gì?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị ho sau chuyển phôi?
Thay đổi thời tiết
- Sự biến đổi đột ngột của thời tiết, nhất là vào những lúc giao mùa sẽ khiến phụ nữ mang thai dễ mắc phải triệu chứng ho.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Thuốc lá, khói bụi hay vi khuẩn cũng là nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến mẹ bầu bị ho.
Dị ứng
Khi mang bầu, cơ thể phái nữ thường rất nhạy cảm. Khi đó sẽ có khả năng cao dị ứng với các tác nhân như lông động vật, phấn hoa hoặc mạt bụi,… Từ đó dẫn đến cơn ho khó chịu.
Sức đề kháng kém
Khi hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch trong thời gian thai kỳ bị suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập. Đây cũng là nguyên do dẫn đến các bệnh lý viêm họng, viêm phổi và viêm phế quản gây triệu chứng ho ở mẹ bầu.
Trào ngược dạ dày
Ở phụ nữ mang thai, kích thước tử cung thường lớn và tạo áp lực lên ổ bụng. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày. Lượng acid khi di chuyển ngược lên có thể làm tổn thương đến lớp niêm mạc tại đường hô hấp và gây ra cơn ho.
Tăng lưu lượng máu
Từ tuần thứ tư của thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng vọt nhanh chóng. Khi đó, các mạch máu tại khoang mũi sẽ phải chịu áp lực lớn, khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng nghẹt mũi và ho có đờm.
2. Mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì?
Nhằm giúp làm giảm cơn ho mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo an toàn và hiệu quả dưới đây:
Bài thuốc giảm ho cho bà bầu bằng chanh và mật ong
Chanh tươi kết hợp cùng mật ong giúp tạo nên bài thuốc chữa ho hiệu quả. Lượng vitamin C dồi dào trong chanh đóng vai trò như một chất chống oxy hoá. Nó giúp kháng khuẩn và chống lại vi rút. Bên cạnh đó, chanh cũng là nguồn cung cấp lượng lớn kali, hỗ trợ chức năng thận hoạt động trơn tru hơn, nhờ đó bài tiết mọi độc tố ra bên ngoài cơ thể. Điều này cũng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành các triệu chứng do cúm, chẳng hạn như ho và mệt mỏi.
Sử dụng chanh đào giúp giảm ho cho bà bầu
Chanh đào là nguồn cung cấp lượng vitamin C dồi dào. Chanh đào có tác dụng tiêu viêm và chữa ho vô cùng hiệu nghiệm. Trong chanh đào còn chứa thành phần kali tốt cho chức năng lọc của thận. Vì vậy, việc sử dụng chanh đào không nhưng trị ho mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người mẹ trong thai kỳ. Thông thường, cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng chanh đào sẽ được thực hiện như sau:
- Rửa sạch chanh đào bằng nước muối loãng.
- Thái chanh đào thành lát mỏng hoặc bổ đôi, giữ nguyên phần hạt.
- Ngâm chanh đào trong hũ thuỷ tinh cùng với mật ong rừng nguyên chất.
- Sau khoảng 15 – 30 ngày, chị em có thể sử dụng trực tiếp chanh đào hoặc pha cùng nước ấm uống hằng ngày.
Cách điều trị ho cho bà bầu bằng lá tía tô
Giảm ho bằng lá tía tố là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Đặc biệt, lá tía tô cũng là nguyên liệu quý giúp an thai cho phụ nữ. Khi sử dụng lá tía tô trị ho, chị em nên thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch nắm lá tía tô, chuẩn bị thêm gừng, trứng gà và gạo tẻ.
- Lấy chút gạo và nấu thành cháo, sau đó cho thêm trứng gà và khuấy đều.
- Gừng và lá tía tô thái thành các sợi nhỏ để rắc đều vào cháo.
- Công thức trên cũng tương đối hữu hiệu cho những mẹ bầu có cơn ho kèm triệu chứng sốt. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp ăn cháo tía tố cùng phương pháp xông hơi với sả.
Ngoài những cách trên, nếu các chị em cảm thấy chưa thực sự thuyên giảm các cơn ho thì có thể qua các nhà thuốc để mua thuốc ho và viên ngậm thảo dược cho bà bầu. Nếu sau khi sử dụng thuốc thảo dược mà cơn ho vẫn không thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn nhé!
Trên đây là thông tin khi mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì. Phụ nữ khi mang thai cơ thể rất nhạy cảm. Đặc biệt là đối với các chị sau hành trình dài IVF để có thiên thần nhỏ cho mình. Lưu ý luôn ưu tiên những giải pháp sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên để trị ho trước khi chuyển sang dùng thuốc nhé!
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
Chất lượng phôi đóng vai trò rất quan trọng đến tỷ lệ thành công khi ...
Th9