Một số nguy cơ dẫn đến thai lạc chỗ sau chuyển phôi

Thai ngoài tử cung tại ống dẫn trứng

Dù thai kỳ nào, là thai tự nhiên hay thai kỳ can thiệp đều muốn sinh con khoẻ mạnh. Đó là mong muốn chính đáng của những người mẹ để thai kỳ trọn vẹn. Thế nhưng không ít trường hợp, hành trình đó đứt gánh giữa đường. Một trong những trường hợp đáng tiếc, ít nhưng rất nguy hiểm, đó chính là thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung hay còn gọi là thai lạc chỗ. Đây là bệnh lý sản phụ khoa nguy hiểm, gây nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng người mẹ. Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng thai ngoài tử cung vẫn xuất hiện trong điều trị IVF. Dưới đây là một số nguy cơ dẫn đến thai lạc chỗ sau chuyển phôi.

Khi nào bệnh nhân được chuyển phôi?

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì? Thụ tinh trong ống nghiệm(In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5. 

Điều thụ tinh trong ống nghiệm gồm những bước nào?

Một ca điều trị IVF gồm có nhiều bước khác nhau như:

  • Khám và hoàn thiện hồ sơ,
  • Kích thích buồng trứng,
  • Chọc hút noãn, tạo phôi,
  • Sinh thiết phôi (nếu có),
  • Trữ đông phôi (nếu có phôi trữ đông, chuyển phôi đông lạnh),
  • Chuẩn bị niêm mạc tử cung (đối với trường hợp chuyển phôi đông lạnh),
  • Chuyển phôi.
  • Thử thai sau khoảng 12 ngày chuyển phôi.

Quy trình chuyển phôi

Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc phôi ngày 5, ngày 6.

⚽️⚽️⚽️⚽️ Một số dấu hiệu có thể xuất hiện sau chuyển phôi mà bệnh nhân cần lưu ý.

⚽️⚽️⚽️⚽️ Các phương pháp lọc rửa tinh trùng tại Viện Mô phôi là gì?

Chuyển phôi
Chuyển phôi là thủ thuật không cần gây mê.

Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:

  • Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
  • Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
  • Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter.
  • Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi. Dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.

Sau chuyển phôi bao lâu nên thử thai?

Bệnh nhân nên xét nghiệm beta hCG sau 12 ngày chuyển phôi. Bác sĩ không khuyến khích thử thai bằng que thử thai vì có thể có kết quả dương tính/âm tính giả.

Thai ngoài tử cung sau khi chuyển phôi là gì?

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai (trứng đã thụ tinh và phát triển) làm tổ bên ngoài tử cung, thay vì làm tổ trong buồng trứng như thông thường.

Thai ngoài tử cung sau chuyển phôi là tình trạng phôi sau khi chuyển vào buồng tử cung không làm tổ trong buồng tử cung mà di chuyển ra khỏi buồng tử cung và làm tổ bên ngoài. 

Thông thường, một số vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:

  • Thai nằm ở vòi tử cung – một trong những trường hợp mang thai ngoài tử cung dễ gặp nhất, có thể chiếm tới 95% các ca mang thai ngoài tử cung.
  • Thai ngoài tử cung có thể nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.

Khi mang thai ngoài tử cung, túi thai sẽ không được buồng tử cung bảo vệ, nếu bị vỡ, túi thai sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ. 

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung cũng sẽ có những dấu hiệu mang thai thông thường như chậm kinh, đau bụng, căng tức ngực, buồn nôn…  Tuy nhiên, chị em cũng nên cẩn trọng với một số dấu hiệu sau.

  • Toát mồ hôi hột
  • Đau bụng dữ dội
  • Chảy máu âm đạo
  • Mặt tái nhợt
  • Khó thở
  • Chân tay bủn rủn
  • Mạch đập nhanh
  • Huyết áp thấp, thậm chí kiệt sức và ngất xỉu…

🏉🏉🏉🏉 Hành trình rong ruổi 10 năm tìm con của đôi vợ chồng đến từ Hưng Yên

🏉🏉🏉🏉 Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị IVF thành công tại Viện!

co thai ngoai tu cung bung co to khong 1
Đau bụng dữ dội sau chuyển phôi là tình trạng bệnh nhân cần lưu ý.

Nguyên nhân thai lạc chỗ sau chuyển phôi

Giả thuyết chính nguyên nhân thai làm tổ tại vòi tử cung là do bất thường chức năng của vòi tử cung. Từ đó làm thay đổi trong cơ chế vận chuyển của vòi tử cung và các phân tử có khả năng ngăn chặn sự làm tổ bất thường của hợp tử tại vòi tử cung.

Sau khi chuyển phôi vào buồng tử cung, phôi không làm tổ ngay. Mặc dù khi chuyển phôi, phôi được đặt trong buồng tử cung, thường cách đáy 1- 1.5 cm. Nhưng việc co bóp tử cung có thể đẩy phôi về phía sau qua ống dẫn trứng. Điều này có nghĩa là vẫn còn khoảng 12-24 giờ mà phôi có thể di chuyển trước khi bắt đầu làm tổ. Do vậy các bất thường về vòi tử cung, ứ dịch vòi ,viêm tắc vòi tử cung là nguyên nhân chính dẫn đến chửa ngoài tử cung.

Ngoài ra, có thể kể đến một vài nguyên nhân có thể dẫn đến thai ngoài tử cung sau chuyển phôi như:

  • Sự thay đổi bất thường của nội tiết tố bên trong cơ thể.
  • Dị dạng ở cơ quan sinh dục, ống dẫn trứng không đều từ khi sinh ra.
  • Các vấn đề liên quan đến di truyền.

Một số nguy cơ dẫn đến thai lạc chỗ sau chuyển phôi

IVF phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, can thiệp khoa học để tạo phôi trong phòng Labo và đưa phôi thai từ bên ngoài vào tử cung nữ giới. Tuy nhiên, việc này không đảm bảo 100% phôi thai sẽ vào tổ đúng vị trí được ấn định. Một số vị trí mà phôi thai có thể lạc chỗ như: kẽ tử cung, góc tử cung…

Ngoài nguyên nhân phía trên, dưới đây là một số nguy cơ dẫn đến thai lạc chỗ sau chuyển phôi như:

  • Tiền sử chửa ngoài tử cung,
  • Tiền sử mắc bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu, tổn thương ống dẫn trứng do các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).
  • Các trường hợp có mô sẹo hoặc viêm do phẫu thuật vùng chậu trước đó.
  • Người mẹ nghiện thuốc lá,
  • Tiền sử bệnh lý liên quan đến tử cung và ống dẫn trứng như lạc nội mạc tử cung hoặc các dị tật bẩm sinh ở buồng trứng…
20191213 100932 957044 Di dang tu cung.max 1800x1800 1
Dị tật bẩm sinh ở tử cung là một trong những nguy cơ gây ra tình trạng thai lạc chỗ.

Phương pháp chẩn đoán thai ngoài tử cung

  • Thăm khám chẩn đoán những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ rất khó. Bác sĩ có thể sờ được một khối u cạnh tử cung, dạng hơi dài theo chiều dài vòi trứng. Khối u có giới hạn khá rõ, mật độ mềm, chạm đau. Khám âm đạo đôi khi thấy có ít huyết sậm giống như sẩy thai.
  • Định lượng hCG chỉ giúp chẩn đoán có thai, nhưng không thể xác định được thai ngoài tử cung.
  • Siêu âm cho thấy trong lòng tử cung không có túi thai, có thể nhìn thấy khối u cạnh tử cung với echo dạng hỗn hợp, hoặc thấy được hình ảnh túi thai trong vòi trứng (nhưng rất khó thấy) hoặc siêu âm thấy túi thai nằm ngoài tử cung có phôi và tim thai.
  • Nội soi ổ bụng: đây là phương pháp nhanh chóng, hiện đại, chẩn đoán chính xác 100% các trường hợp thai ngoài tử cung.

Phương pháp xử lý đối với thai ngoài tử cung là gì?

Tùy vào tình trạng của khối thai mà bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Những trường hợp được phát hiện sớm khi kích thước khối thai còn bé, chưa vỡ sẽ được điều trị bằng thuốc. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là Methotrexate. Nó có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào. Khối thai sẽ tự tiêu biến sau 4 – 6 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, thai phụ có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán nản, rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy… thậm chí là suy tụy, suy gan, suy thận. Do đó, khuyến cáo thai phụ chỉ nên dùng thuốc và dùng thuốc theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật nội soi

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khối thai có kích thước lớn nhưng chưa vỡ. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ lựa chọn một trong hai phương pháp phẫu thuật mở thông vòi trứng và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng.

🛟🛟🛟🛟 Một trường hợp bệnh nhân Hemophilia điều trị thành công tại Viện

🛟🛟🛟🛟 Một số bệnh phụ khoa thường gặp. 

Mổ nội soi
Bệnh nhân cần được phẫu thuật để cắt bỏ khối thai ở các bệnh viện chuyên khoa sâu có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm.

Phẫu thuật mở bụng

Trong trường hợp khối thai đã phát triển lớn và bị vỡ, gây xuất huyết trầm trọng. Khi đó cần tiến hành phẫu thuật mở bụng ngay lập tức. Lúc này, ống dẫn trứng hầu như đã bị hư hỏng hoàn toàn nên cần được loại bỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status