Trước đây khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân chủ yếu chuyển phôi ngày 3. Những năm gần đây, xu hướng nuôi cấy phôi nang ngày càng phổ biến. Viện Mô phôi là đơn vị tiên phong trong nuôi cấy và chuyển phôi nang tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu hiện nay chứng minh là chuyển phôi nang có nhiều ưu điểm hơn so với chuyển phôi ngày 2-3. Vậy phôi nang là gì? Ưu điểm khi chuyển phôi nang là gì?
✅Ngày 14/03/2024: Độ tuổi tốt nhất để sinh con là bao nhiêu?
✅Ngày 13/03/2024: Câu chuyện về nữ bác sĩ Quân Y “mát tay”
✅Ngày 01/02/2024: Trường hợp chồng vi mất đoạn AZFc d điều trị thành công tại Viện Mô phôi!
✅Ngày 26/09/2023: Có những phương pháp nào để chuẩn bị nội mạc tử cung?
✅Ngày 25/09/2023: Khi nào nên đi khám phụ khoa?
✅Ngày 21/09/2023: Các giải pháp đối với tinh trùng di động kém.
✅Ngày 11/07/2023: Trisomy 18 là gì?
Phôi nang là gì?
Nuôi cấy phôi là quá trình bắt buộc khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm, được tiến hành với việc ứng dụng các thành tựu quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Hiện nay, nuôi cấy phôi ngày 5 rất phổ biến tại các trung tâm IVF. Đặc biệt, việc nuôi phôi đến ngày 6 cũng đã được triển khai ở hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản.
Ở người, sự hình thành phôi nang bắt đầu khoảng 5 ngày sau khi thụ tinh. Phôi nang có đường kính khoảng 0,1-0,2 mm và chứa 200-300 tế bào sau khi phân bào.
Nuôi phôi nang được hiểu như một quá trình chọn lọc tự nhiên. Những phôi có chất lượng tốt ở giai đoạn phân chia sẽ phát triển thành phôi tốt ở giai đoạn phôi nang. Ngược lại, những phôi có chất lượng kém thông thường sẽ cho phôi nang xấu. Hoặc phôi có thể ngừng phát triển mà không đạt đến giai đoạn phôi nang.
Thành phần của phôi nang
- Lớp tế bào nuôi phôi nang. lớp tế bào này bao gồm lớp ngoài cùng và sẽ hình thành 1 lớp vỏ ngoài. Chính lớp vỏ ngoài này sẽ phát triển thành nhau thai để nuôi dưỡng em bé sau này.
- Khối tế bào bên trong: Khối tế bào này nằm trong khối tế bào lá nuôi và có nhiệm vụ là phát triển thành thai nhi sau này.
Quy trình nuôi cấy phôi nang
Khi điều trị IVF, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện phương pháp kích thích buồng trứng sau đó tiến hành chọc hút trứng. Trứng sau khi chọc hút sẽ được chuyển đến phòng labo thụ tinh với tinh trùng để tạo phôi. Hiện nay có hai cách phổ biến để thực hiện thụ tinh cho noãn:
IVF cổ điển: hai giờ sau khi chọc hút, noãn được thụ tinh với mẫu tinh trùng. Tinh trùng và noãn sẽ tự thụ tinh trong đĩa petri. Quá trình thụ tinh này tương tự như trong cơ thể của người mẹ.
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI): hai giờ sau chọc hút, các tế bào bên ngoài của noãn được loại bỏ để chọn ra noãn trưởng thành. Sau đó, từng tinh trùng được tiêm vào từng noãn bằng kim ICSI. Đây là kỹ thuật tiên tiến và ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trong nước và thế giới.
- Ngày 0 (giai đoạn trứng và tinh trùng gặp nhau): thu nhận trứng và tinh trùng.
- Ngày 1 (giai đoạn hợp tử)
- Ngày 2, 3 (giai đoạn phôi phân chia): liên hệ với chúng tôi để nhận thông tin về việc chuyển phôi vào buồng tử cung hoặc đông phôi.
- Ngày 5,6 (giai đoạn phôi nang). Khi đó phôi nang có khoảng 200 tế bào. Chia thành 2 khối: lớp tế bào lá nuôi và Khối tế bào bên trong.
Ưu điểm khi chuyển phôi nang
Nuôi phôi ngày 5 mang lại khả năng thành công cao cho quá trình thụ tinh ống nghiệm. Ưu điểm khi chuyển phôi nang:
- Giúp loại bỏ một số phôi không có khả năng phát triển. Theo thống kê có khoảng 50% phôi ngày 3 có thể phát triển lên ngày 5. Trường hợp chất lượng trứng của người mẹ tốt thì tỷ lệ phôi ngày 5 sẽ cao hơn.
-
Chọn lựa được phôi khỏe, có khả năng làm tổ cao.
-
Giảm các nguy cơ mắc bệnh di truyền của trẻ
-
Chuyển ít phôi giúp giảm khả năng đa thai (thường chỉ chuyển 1 – 2 phôi)
Tuy nhiên, lựa chọn này chỉ phù hợp với những trường hợp:
- Người phụ nữ trẻ tuổi.
- Các cặp vợ chồng có nhiều phôi ngày 2, 3 chất lượng tốt
- Trong trường hợp cần thực hiện sàng lọc trước chuyển phôi để loại bỏ phôi bệnh.
Sàng lọc di truyền tiền làm tổ thực hiện cho những trường hợp chuyển phôi ngày 5, giúp loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh do di truyền và có biện pháp can thiệp cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?