Sinh con là nhu cầu cơ bản và chính đáng của các cặp vợ chồng, pháp luật luôn tôn trọng. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng vô sinh không thể có con theo phương pháp tự nhiên nên cần can thiệp. Thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản tối ưu, hiệu quả nhất. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều có thể điều trị IVF. HIV là một bệnh lây qua đường tình dục. HIV là tên viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV lây nhiễm và tấn công các tế bào trong hệ thống miễn dịch như đại thực bào, tế bào lympho T khiến cơ thể không thể chống lại các bệnh cơ hội khác. Vậy người nhiễm HIV có điều trị IVF được không?
Ngày 09/09/2024: Phôi sau rã đông có ảnh hưởng đến chất lượng không?
Ngày 06/09/2024: Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho nam giới khi khám hiếm muộn
Ngày 05/09/2024: Nên làm gì khi gặp tình trạng tinh dịch vón cục?
Ngày 22/08/2024: Vì sao chưa quan hệ tình dục nhưng mắc viêm lộ tuyến tử cung?
HIV/AIDS và những điều bạn cần biết
HIV/AIDS là gì?
HIV là tên viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV lây nhiễm và tấn công các tế bào trong hệ thống miễn dịch như đại thực bào, tế bào lympho T khiến cơ thể không thể chống lại các bệnh cơ hội khác.
AIDS là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của nhiễm HIV. Người mắc AIDS có số lượng tế bào bạch cầu rất thấp và hệ thống miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng.
Nếu không điều trị, nhiễm HIV sẽ tiến triển thành AIDS trong khoảng 10 năm.
Nguyên nhân
HIV là bệnh do virus HIV gây ra, đây là virus thuộc họ retroviridae, nó có thể lây lan qua quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy hoặc dùng chung kim tiêm, tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh hoặc từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.
Khi vào cơ thể, virus HIV phá hủy các tế bào T CD4 – các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Cơ thể càng có ít tế bào T CD4 thì hệ thống miễn dịch sẽ càng trở nên yếu đi.[2]
HIV lây qua con đường nào?
HIV có thể lây truyền qua 3 con đường chính sau đây
- Qua đường tình dục: Bị máu, tinh dịch hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng.
- Qua đường máu: Dùng chung kim tiêm, các vật sắc nhọn có dính máu của người nhiễm HIV, truyền máu từ người nhiễm HIV.
- Từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus sang con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Điều trị sớm bằng thuốc kháng virus giúp giảm đáng kể nguy cơ lây truyền virus sang đứa trẻ.
Đối tượng có nguy cơ mắc HIV
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ cao hơn ở những người:
- Quan hệ tình dục không an toàn. Nên dùng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn nguy hiểm hơn quan hệ tình dục qua đường âm đạo và bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nếu có nhiều bạn tình.
- Mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STIs). Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra vết loét trên bộ phận sinh dục. Những vết loét này đóng vai trò là cửa ngõ để HIV xâm nhập vào cơ thể bạn.
- Dùng chung kim tiêm: Phổ biến ở những người tiêm chích ma túy bất hợp pháp.
Người nhiễm HIV có điều trị IVF được không?
Thụ tinh trong ống nghiệm được coi là phương pháp cuối cùng được áp dụng có thể mang lại hi vọng làm cho mẹ cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn sau khi được áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa, thụ tinh nhân tạo… không đem lại kết quả.
Khi nào cần làm thụ tinh trong ống nghiệm?
Không phải tất cả các trường hợp hiếm muộn đều phải làm IVF. Dưới đây là một số chỉ định
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương 2 vòi trứng, đã cắt bỏ 2 vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
Nhiễm HIV có điều trị thụ tinh trong ống nghiệm được không?
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể theo quy định tại điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
“Điều 3. Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
- Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật TTTON, mang thai, sinh con. Không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.”
Tại Viện Mô phôi chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất để điều trị IVF cho bệnh nhân HIV. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể đến Viện khám để được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn.
Bài viết liên quan
PGT – M là gì?
Nếu như việc lựa chọn phôi chuyển trong IVF trước đây chỉ dựa vào hình ...
Th1
Các phương pháp lọc rửa tinh trùng tại Viện Mô phôi
Tinh trùng và tinh dịch là hai khái niệm quen thuộc đối với sức khoẻ ...
Th1
Lịch tạm dừng cho thuốc chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi trữ
Khi điều trị IVF, bệnh nhân có thể được chỉ định chuyển phôi tươi hoặc ...
Th12
Thủ tục hành chính trước khi chọc hút noãn
Khi điều trị IVF, chọc hút noãn là bước vô cùng quan trọng. Thuốc kích ...
Th12
Lịch tạm dừng cho thuốc kích thích buồng trứng ngày nào?
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Một số ...
Th12
Tiêm thuốc kích trứng có gây chậm kinh không?
Thuốc kích trứng là một dạng thuốc nội tiết. Thuốc có tác dụng giúp trứng ...
Th12