Buồng trứng là cơ quan sinh sản rất quan trọng của người phụ nữ. Tuy nhiên, tại Viện Mô phôi, nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi bị suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục của phụ nữ. Bên cạnh đó, suy buồng trứng còn gây ra rào cản rất lớn trên hành trình thực hiện thiên chức làm mẹ của chị em. Vậy nguy cơ nào đối với phụ nữ suy buồng trứng sớm? Có cách nào để cải thiện tình trạng suy buồng trứng hay không?
⏰Ngày 24/10/2023: Giai đoạn cửa sổ làm tổ của phôi diễn ra như thế nào?
⏰Ngày 23/10/2023: Cơ chế di truyền của bệnh Thalassemia là gì?
⏰Ngày 24/10/2023: Những trường hợp nào cần hỗ trợ phôi thoát màng?
⏰Ngày 23/10/2023: Một số lưu ý khi đến khám hiếm muộn và điều trị tại Viện Mô phôi.
⏰Ngày 20/10/2023: Tầm quan trọng của xét nghiệm NIPT
⏰Ngày 19/10/2023:: Siêu âm tinh hoàn được thực hiện khi nào?
1. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng suy buồng trứng sớm?
Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của nữ giới với hai chức năng cơ bản: Nội tiết – tiết ra các hormon sinh dục nữ quyết định giới tính phụ như estrogen và progesteron và ngoại tiết – sự rụng trứng. Một buồng trứng hoạt động bình thường sẽ giúp cho người phụ nữ có đời sống sinh dục, sinh lý và sinh sản bình thường.
Chức năng ngoại tiết của buồng trứng
Từ sau tuổi dậy thì, trung bình mỗi tháng 1 lần, buồng trứng sẽ phóng thích ra một trứng. Dẫn đến quá trình hành kinh và thụ thai nếu gặp tinh trùng. Đây là chức năng ngoại tiết của buồng trứng.
Chức năng nội tiết của buồng trứng
Buồng trứng là một tuyến nội tiết của cơ thể, tiết 2 hormone sinh dục quan trọng là: estrogen và progesterone
- Estrogen. Estrogen là hợp chất steroid, được tổng hợp tại buồng trứng từ cholesterol và có thể cả từ acetyl coenzym A.
- Progesterone: Progesterone là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzym A. Tác dụng quan trọng nhất của progesterone là kích thích bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
Suy buồng trứng sớm là gì?
Suy buồng trứng là tình trạng ngừng chức năng buồng trứng phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40. Thông thường phụ nữ bước vào độ tuổi sau 40 mới có dấu hiệu tiền mãn kinh. Tuy nhiên, những thống kê gần đây cho thấy không ít trường hợp phụ nữ ở độ tuổi 30, thậm chí 20 đã suy buồng trứng.
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm
- Kinh nguyệt không đều trong nhiều năm, mấy tháng mới có một lần, kinh nguyệt ít, thậm chí không có kinh
- Dễ bốc hỏa, ra mồ hôi về đêm, dễ kích động
- Giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo
- Rối loạn tiết niệu: són tiểu, tiểu quá nhiều.
Trên hình ảnh siêu âm của bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm cho thấy trứng nhỏ không phát triển, xét nghiệm kiểm tra nồng độ estrogen giảm.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng suy buồng trứng sớm?
-
Bất thường về di truyền hoặc là các bệnh lý tự miễn;
-
Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài nhưng không thăm khám, khiến lượng kinh nguyệt không ổn định;
-
Đã từng tham gia liệu pháp hoá học như hoá trị, xạ trị;
-
Viêm tuyến giáp tự miễn;
-
Viêm nhiễm: Một số loại virus quai bị, virus Herpes Simplex,…;
-
Stress kéo dài, hút thuốc lá, bia rượu, giảm cân quá mức… hoặc sử dụng bừa bãi các loại thuốc lá – thảo dược không rõ nguồn gốc hoặc do lạm dụng các loại thuốc kích thích buồng trứng khiến suy giảm hormone estrogen;
-
Bệnh lý buồng trứng dẫn đến cắt một bên buồng trứng hoặc hay sau 1 số phẫu thuật như đốt điểm buồng trứng, cắt góc buồng trứng trong trường hợp buồng trứng đa nang.
2. Nguy cơ nào đối với phụ nữ suy buồng trứng sớm?
Trên thực tế hiện nay, suy buồng trứng sớm thường xảy ra với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Thậm chí nhiều trường hợp chưa kết hôn, sinh con đã bị suy buồng trứng sớm. Đây là một thực trạng đáng báo động hiện nay về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ.
Hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng. Với những phụ nữ được chẩn đoán suy buồng trứng sớm, điều mà họ phải đối mặt là thời gian sinh sản bị rút ngắn lại và đối mặt với nguy cơ bị vô sinh cao hơn so với phụ nữ bình thường.
Không chỉ là vấn đề về sức khoẻ sinh sản, khi buồng trứng không còn hoạt động nữa, thiếu hormone nội tiết nữ, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, các bệnh lý về tim mạch… Hiện không có cách nào phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng. Mà chỉ có thể điều trị triệu chứng bệnh.
3. Giải pháp nào cho phụ nữ suy buồng trứng sớm?
Mặc dù hiện nay không có phương pháp nào có thể khôi phục chức năng bình thường cho buồng trứng. Tuy nhiên, suy buồng trứng không phải là bệnh có diễn biến trong thời gian ngắn mà diễn ra trong thời gian dài. Chính vì vậy, khi chị em thấy mình có các biểu hiện trên nên đi khám càng sớm càng tốt.
“Ngay khi có những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh thưa, ít, giảm dần… nữ giới cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra càng sớm càng tốt. Bởi rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất”. Bác sĩ Đoàn Thị Hằng – Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội chia sẻ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo các cặp đôi sau khi kết hôn, nếu trì hoãn việc sinh con vì bất cứ lý do nào đó cũng nên đi khám sức khỏe sinh sản trước.
Các bác sĩ hỗ trợ sinh sản sẽ tư vấn cho các cặp đôi. Đối với các trường hợp có nguy cơ suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm thì bắt buộc phải điều trị nội tiết tố thay thế để không bị lão hóa sớm.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
AMH là chỉ số nội tiết rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh ...
Th11