Hành trình điều trị hiếm muộn là một hành trình đầy vất vả của các gia đình. IVF, ICSI/IVF hay IUI là những phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại hiện nay. Mỗi giai đoạn điều trị là những nôi lo lắng của bệnh nhân. Sau một hành trình nỗ lực điều trị, có thai là điều mà tất cả các bệnh nhân mong mỏi. Vậy hành trình thai kỳ IVF có khác biệt gì so với thai kỳ tự nhiên không? Dưới đây là những mốc khám thai IVF mẹ bầu nên lưu ý.
Ngày 19/07/2024: Bệnh nhân lỗ ngoài tử cung bị chít hẹp chuyển phôi thành công!
Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh
Ngày 18/07/2024: Tác động của stress đến khả năng sinh sản ở nam giới được hiểu hiện như thế nào?
Ngày 17/07/2024: 10 năm đồng hành cùng Viện và có hai bạn nhỏ!
Ngày 11/07/2024: Những trường hợp nào cần thực hiện PGT-M?
Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!
Thai IVF có chế độ chăm sóc khác biệt gì so với thai tự nhiên không?
Đây dường như là điều mà tất cả các mẹ bầu IVF quan tâm sau khi chuyển phôi thành công. Quản lý thai kỳ là điều rất quan trọng để thai phụ và em bé có thai kỳ an toàn. Đặc biệt là đối với những thai kỳ hỗ trợ sinh sản, trong đó có thai kỳ IVF. Mục đích cuối cùng của hỗ trợ sinh sản là sinh ra em bé khoẻ mạnh. Vì vậy các mẹ bầu IVF cần nắm được những lưu ý để có thai kỳ khoẻ mạnh.
Giống nhau
Sau khi trải qua 3 tháng đầu thuận lợi, mẹ bầu IVF sẽ được theo dõi như các mẹ bầu tự nhiên (trừ một số trường hợp đặc biệt). Việc thăm khám, siêu âm và các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ đều giống nhau.
- Thai phụ IVF nên vận động nhẹ nhàng, bình thường như thai kỳ tự nhiên. Tuyệt đối không nằm quá nhiều khi không có chỉ định.
- Mẹ bầu IVF không nên ăn quá nhiều mà chỉ cần ăn đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi
- Siêu âm theo các mốc quan trọng. Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc theo tuổi thai.
- Có thể sinh thường nếu mọi yếu tố thuận lợi hoặc sinh mổ khi có chỉ định.
Có sự khác biệt nào không?
Về cơ bản, thai IVF và thai tự nhiên giống nhau ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai IVF cần sự hỗ trợ từ thuốc nội tiết hỗ trợ hoàng thể. Vì vậy, các mẹ bầu IVF cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ.
Trong chu kỳ tự nhiên, sau rụng trứng, phần nang noãn còn lại hình thành nên hoàng thể. Nó tiết hormon steroid là estradiol và progesterone. Khi hiện tượng thụ tinh xảy ra, phôi sẽ di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Quá trình làm tổ của phôi vào nội mạc tử cung xảy ra trong một giai đoạn nhất định, gọi là “cửa sổ làm tổ của phôi”. Nhờ sự chế tiết estradiol và progesterone từ hoàng thể, môi trường nội mạc tử cung mới tối ưu cho sự làm tổ của phôi và ổn định niêm mạc tử cung trong thai kỳ.
Ở các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, giai đoạn hoàng thể thường bị suy yếu. Hỗ trợ hoàng thể là thuật ngữ dùng để mô tả việc bổ sung nội tiết với mục đích hỗ trợ quá trình làm tổ của phôi thai.
Những mốc khám thai IVF mẹ bầu nên lưu ý
Khám thai định kỳ được thực hiện nhằm mục đích để kiểm tra và theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ.
Khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý của mẹ bầu và bất thường của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có sự tư vấn tốt nhất cho thai phụ, hạn chế các nguy cơ có thể xảy ra.
Dưới đây là những mốc khám thai IVF mẹ bầu nên lưu ý:
Mốc thai 6 tuần
Mốc thai 9 tuần
Mốc thai 12 tuần
Mốc thai 15 tuần
Mốc thai 22-24 tuần
Mốc thai 32 tuần
Từ sau tuần thai thứ 34
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11