Một thai kỳ cán đích thành công, sinh con khoẻ mạnh là mong ước của mỗi cặp vợ chồng. Thế nhưng không phải thai kỳ nào cũng thuận lợi, suôn sẻ. Có rất nhiều trường hợp thai kỳ bị sinh hoá, thậm chí là sảy thai. Điều này gây ra nhiều nỗi lo cho các cặp vợ chồng về khả năng mang thai ở lần tiếp theo. Tìm hiểu về những nguyên nhân sảy thai phổ biến sẽ giúp các bà bầu yên tâm hơn. Dưới đây là những nguyên nhân sảy thai thường gặp.
🦠Ngày 05/06/2024: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?
🦠Ngày 04/06/2024: Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị IVF thành công tại Viện!
🦠Ngày 03/06/2024: Hành trình rong ruổi 10 năm tìm con của đôi vợ chồng đến từ Hưng Yên
🦠Ngày 04/06/2024: Một số bệnh phụ khoa thường gặp.
🦠Ngày 03/06/2024: Chưa quan hệ tình dục có trữ đông noãn được không?
🦠Ngày 31/05/2024: Thành công ở lần chuyển phôi đầu tiên của bệnh nhân 37 tuổi!
Sảy thai là gì?
Theo định nghĩa của WHO, sảy thai là hiện tượng thai bị tống xuất ra khỏi tử cung trước tuần 22 của thai kỳ. Hoặc khi thai có trọng lượng nhỏ hơn 500g, chấm dứt thai kỳ trước khi thai có thể sống độc lập bên ngoài tử cung. Nếu sảy thai diễn ra trước 12 tuần gọi là sảy thai sớm. Sảy thai diễn ra trong 12-20 tuần gọi là sảy thai muộn.
Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Với hơn 80% xảy ra trong vòng ba tháng đầu. Sảy thai hiếm khi xuất hiện sau tuần thai thứ 20.
Theo dữ liệu thống kê, ít nhất 85% phụ nữ đã từng bị sảy thai sẽ có thai trở lại và sinh nở bình thường sau đó. Các nguyên nhân sảy thai thường không phản ánh khả năng sinh sản của nữ giới. Chỉ có khoảng 1 – 2% phụ nữ có thể bị sảy thai nhiều lần (từ ba trở lên) do phản ứng tự miễn dịch.
Các triệu chứng của sảy thai bao gồm:
- Chảy máu âm đạo tiến triển từ nhẹ đến nặng;
- Đau bụng và lưng dưới;
- Chuột rút, sốt và mệt mỏi;
- Có dịch lỏng hoặc mô thai xổ ra âm đạo.
Tuy nhiên vẫn có nhiều thai phụ nữ bị xuất huyết âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên mang thai thành công. Do đó, nếu có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ, chị em nên đến ngay phòng khám sản khoa để được chẩn đoán và theo dõi chính xác.
Những nguyên nhân gây sảy thai thường gặp
Do bất thường về nhiễm sắc thể dẫn đến sảy thai
Nếu sảy thai lần đầu, mặc dù bạn đã có con trước đây hay chưa, hoặc là bạn đang có thai lần đầu, có thể chỉ do sai lầm của các nhiễm sắc thể trong cơ thể khi thai đang phát triển. Nguyên nhân này không thể dự đoán trước và thường sẽ không tái phát vào lần có thai lần sau. Mặc dù khó có thể phòng ngừa nhưng thường hầu hết các lần có thai lần sau vấn đề này sẽ không xảy ra.
Bệnh rối loạn đông máu
Phụ nữ sảy thai sau 10 tuần thường là do nguyên nhân này, phụ nữ mắc bệnh rối loạn đông máu này thường là loại đông máu hội chứng kháng phospholipid. Trong trường hợp này cần có sự tư vấn để chữa trị của thầy thuốc ngay lập tức.
Do tử cung hay cổ tử cung có vấn đề
Điều này làm giảm nguy cơ có thai một cách bình thường. Một số bắt thường về cấu trúc như : có vách ngăn ở tử cung, tử cung có sẹo do mổ hoặc tổn thương trước đó, hở eo cổ tủ cung. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây xảy thai rất thường gặp.
Sảy thai do nhiễm khuẩn
Bắt cứ loại vi khuẩn nào cũng đều có thể gây xảy thai, từ các bệnh lây lan qua đường tình dục như : lậu, giang mai… cho đến các bệnh do thực phẩm đem lại như : nhiễm khuẩn do Listeria, Salmonella…
Do hội chứng buồng trứng đa nang
PCOS là tình trạng nồng độ hormone testoterone tăng cao gây ra rụng trứng không đều. Những phụ nữ mắc PCOS sẽ gây kháng insulin, ngăn cản màng nội mạc tử cung phát triển. Điều này khiến phụ nữ dễ bị sẩy thai liên tiếp. Có từ 5% – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Một số biện pháp bảo vệ thai kỳ
Thai phụ vẫn có thể thực hiện các bước sau nhằm tăng cường cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh:
- Thăm khám và kiểm tra tiền sản;
- Khám thai thường xuyên để kịp thời ngăn ngừa và điều trị các vấn đề bất thường. Nhất là ưu tiên kiểm soát những bệnh lý đang mắc phải;
- Uống vitamin tổng hợp hàng ngày, đặc biệt là Axit Folic (Vitamin B9);
- Hạn chế các thói quen nguy hiểm, có thể nhờ bác sĩ hỗ trợ trong việc cai nghiện các chất kích thích;
- Trình bày với bác sĩ về các nguy cơ từ môi trường đang sống và tham khảo cách bảo vệ thai kỳ thích hợp;
- Tiến hành các xét nghiệm chuyên sản khoa cần thiết nếu đã từng sảy thai nhiều lần.
Bài viết liên quan
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Rối loạn chuyển hoá chu trình urê ở trẻ em
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – một trong những bệnh lý có nguy cơ gây ...
Th12
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12
Chi phí điều trị bơm IUI tại Viện Mô phôi
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Quy trình điều trị IVF tại Viện Mô phôi
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ kỹ thuật thụ ...
Th11
Hội chứng siêu nữ 47XXX
Người bình thường có bộ nhiễm sắc thể (NST) 23 cặp, trong đó có 22 ...
Th11