Những việc không nên làm sau chuyển phôi

1 16673733741811562997918

Sau chuyển phôi là giai đoạn cực kỳ quan trọng của một ca IVF. Sau 2 tuần chuyển phôi, bạn sẽ biết được mình có mang thai hay không. Quá trình làm tổ của phôi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể như chất lượng phôi, sự tiếp nhận của niêm mạc, sức khỏe của người mẹ và sự tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định thuốc. Ngoài ra, một số yếu tố có thể ảnh hưởng như chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi… Vậy những việc không nên làm sau chuyển phôi là gì?

1. Tỷ lệ làm tổ của phôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5, ngày 6.

Tỷ lệ làm tổ của phôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ của phôi.

Chất lượng trứng và tinh trùng

2 vật liệu di truyền quan trọng nhất, là “nguyên liệu” cốt lõi trong quá trình IVF, nên nếu chất lượng trứng tốt kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh sẽ tạo ra phôi tốt, giúp tăng tỷ lệ đậu thai.

Chất lượng phôi

Được đánh giá dựa trên các yếu tố: độ đồng đều về kích thước phôi, độ phân mảnh bào tương, nhân phôi bào,… chất lượng phôi được phân thành rất tốt, tốt và trung bình đánh giá theo tỷ lệ đậu thai khi đưa vào cơ thể mẹ. Phôi có chất lượng tốt và rất tốt, khi được đưa vào cơ thể sẽ có tỷ lệ phát triển thành thai cao nhất.

Niêm mạc tử cung

Khi trứng và tinh trùng hợp nhất với nhau “ăn ý” trong ống nghiệm tạo thành phôi, chuyển vào tử cung của người mẹ thì phôi thai sẽ tiếp xúc với niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển. Do đó niêm mạc tử cung được xem là mảnh đất màu mỡ cho “hạt mầm” phôi thai sinh sôi.

Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng đậu thai sau chuyển phôi. Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi khoảng từ 8 – 14 mm. Với hình thái ba lá hạt cà phê.

🍀🍀🍀🍀Có thể bạn chưa biết: Chế độ ăn uống trước chuyển phôi

20200130 141011 260914 niemmactucung.max 1800x1800 1
Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi khoảng từ 8 – 14 mm.

Tình trạng sức khỏe và tâm lý của người mẹ

Tâm lý của người mẹ tác động đến tất cả các khâu trong quá trình làm IVF. Đặc biệt, stress khiến nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng trứng, chất lượng niêm mạc tử cung…

Ở những trường hợp có bệnh lý kèm theo như lạc nội mạc tử cung, dính buồng trứng, nhân xơ dưới niêm mạc… cũng dẫn tới giảm khả năng đậu thai.

Các thao tác kỹ thuật khi tiến hành các kỹ thuật

Các bước tiến hành kích trứng, chọc trứng, chuyển phôi… Nghe qua thì đơn giản nhưng khi làm có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của bác sĩ. Thao tác tiến hành làm sao phải nhanh, chính xác đến từng milimet để có được kết quả tốt. Và quan trọng không gây biến chứng cho bệnh nhân.

📌📌📌📌Tìm hiểu thêm:

Ngày 04/05/2023: Còn một tinh hoàn có thể sinh con không?

Ngày 05/05/2023: Dính buồng tử cung nguy hiểm như thế nào?

Ngày 06/05/2023: Tinh dịch loãng nên ăn gì?

267552122 428522288938634 3008168923854953532 n
Một ca chuyển phôi tại Viện do bác sĩ Sơn, bác sĩ Nhất và ekip thực hiện.

2. Những việc không nên làm sau chuyển phôi

Nằm yên bất động và khép chân sau chuyển phôi

Các nghiên cứu cho thấy nó không những KHÔNG mang lại lợi ích bổ sung nào mà còn có khả năng gây tác động BẤT LỢI đến quá trình làm tổ của phôi, ảnh hưởng đến kết quả mang thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai và tỷ lệ làm tổ của phôi .
Khoa học đã tiến một chặng đường dài kể từ đó và nghiên cứu đã trấn an chúng ta rằng điều này là không cần thiết và chúng ta có thể thực hiện các thói quen hằng ngày bình thường mà không cần phải quấn mình trong chăn nhé!

Không tắm rửa, không vệ sinh vùng kín

Sợ phôi trôi ra ngoài khi tắm rửa, vệ sinh vùng kín là một nỗi sợ rất vô lý.
Phôi có kích thước rất nhỏ, khi được chuyển vào trong tử cung sẽ được 2 lớp niêm mạc ôm sát lấy và làm tổ ngay sau đó
Việc các chị em không tắm rửa vệ sinh chỉ gây gây viêm da, viêm nhiễm âm đạo. Giữ sạch sẽ cơ thể để tâm trạng vui tươi và tự tin là một khởi đầu tuyệt vời cho em bé khỏe mạnh.

Xét nghiệm Gen đông máu

(Các chị đừng nhầm lẫn giữa xét nghiệm gen đông máu và hội chứng Antiphospholipid). 
Điều này được lạm dụng bởi các “chị phòng trọ”. Với lý thuyết nghe có vẻ lọt tai rằng: ai chuyển phôi xong cũng xét nghiệm. Vì nếu có gen này thì thai sẽ hỏng. Và tốn bao nhiêu tiền để làm phôi rồi giờ phải làm thêm để còn điều trị. Đánh vào tâm lý hoang mang lo sợ của các chị em ở tỉnh xa và mong con lâu năm, sẵn sàng chi trả bất cứ khoản tiền nào nếu điều đó ảnh hưởng đến việc có thai, nên họ ra sức tư vấn và bóng gió về việc người này người kia thất bại vì không nghe lời. Đây là một xét nghiệm không cần thiết và không có ý nghĩa với việc có hay không có thai sau chuyển phôi.

Tiêm thuốc hỗ trợ tăng beta-hCG

Đây là điều không ít chị em nhắn tin hỏi bác sĩ. Các thuốc tiêm làm tăng beta-hCG có thành phần chính là beta-hCG. Sau tiêm nồng độ trong máu sẽ tăng lên và chỉ số xét nghiệm sẽ tăng. Điều này làm chị em nhầm tưởng rằng thai phát triển tốt. Thực tế, thai phát triển được thì sẽ tăng tiết beta-hCG, còn việc đưa beta-hCG ngoại sinh trực tiếp vào cơ thể không làm cải thiện sự phát triển của thai.

Thử thai bằng que thử thai hằng ngày sau chuyển phôi

NẾU ĐƯỢC, CÁC CHỊ ĐỪNG THỬ THAI BẰNG QUE MÀ HÃY CHỜ XÉT NGHIỆM BETA-HCG THEO LỊCH HẸN. Que thử thai có tỷ lệ dương tính và âm tính giả rất nhiều do chất lượng que thử không đảm bảo. Thay vì cả ngày buồn bã và nghĩ về cái que 1 vạch, hãy đọc sách hoặc dạo chơi, luôn mỉm cười và tìm hiểu những điều bổ ích cho hành trình tiếp theo của mẹ con.
Con yêu sẽ biết ơn một người mẹ hạnh phúc và khỏe mạnh cả về tinh thần và cơ thể nhé. Các chị em nhớ nhé!
Trên đây là những việc không nên làm sau chuyển phôi. Chúc tất cả các chị em sắp chuyển phôi đều có kết quả như mong đợi!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status