Trước khi áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản, một số nam giới được bác sĩ chỉ định thực hiện Micro-Tese. Vậy Micro-TESE là gì? Chi phí làm Micro-TESE hết bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ có thông tin cụ thể về phương pháp này. Cũng như chia sẻ kinh nghiệm mổ Micro-TESE. Bạn đọc đừng bỏ lỡ.
I. Phương pháp Micro-TESE là gì?
Có rất nhiều nam giới trước khi làm IVF được bác sĩ chỉ định làm Micro-TESE nhưng không hiểu Micro-TESE là gì. Theo bác sĩ Viện Mô phôi, Micro-TESE hay còn gọi là phương pháp vi phẫu trích tinh trùng từ tinh hoàn.
Hiểu đơn giản đây là thủ thuật giúp lấy tinh trùng ra ngoài để thụ thai. Để làm được điều này, bác sĩ sẽ cần đến sự hỗ trợ của kính hiển vi trong quá trình làm thủ thuật.
Tinh trùng sau khi lấy ra ngoài sẽ được tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Trường hợp chưa có trứng để thụ tinh sẽ được trữ đông. Khi đã có trứng, tinh trùng sẽ được rã đông và thụ thai IVF bình thường.
Trong trường hợp tinh trùng và trứng thụ tinh IVF không thành công. Nam giới sẽ được tiến hành làm thủ thuật Micro tese một hoặc nhiều lần nữa, nếu trước đó phát hiện có nhiều tinh trùng.
II. Đối tượng được áp dụng kỹ thuật Micro-TESE
Thông thường, những nam giới được chẩn đoán không có tinh trùng do tinh hoàn bất thường. Sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp Micro-TESE.
Với những trường hợp này mặc dù tinh dịch xuất ra không có tinh trùng. Nhưng bản chất bên trong tinh hoàn vẫn có một số tế bào sản tinh trùng. Nhưng do số lượng quá ít, tinh trùng sẽ bị chết trước khi được đẩy ra ngoài.
Nhờ phương pháp Micro-TESE, bác sĩ sẽ trực tiếp tìm và lấy tinh trùng ngay ở trong các ống sinh tinh. Nhờ đó, sẽ có tinh trùng để kết hợp với trứng để thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản.
III. Tỷ lệ thành công của Micro-TESE là bao nhiêu?
Phương pháp MicroTese mang đến ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều trị vô sinh cho nam giới không có tinh trùng. Tùy vào từng trường hợp mà tỷ lệ thành công của phương pháp này có sự chênh lệch. Song nhìn chung, phương pháp này có tỷ lệ thành công rất cao từ 50 -100% tùy từng trường hợp.
Không những có tỷ lệ thành công tìm tinh trùng cao. Mổ MicroTESE còn có ưu điểm hạn chế xâm lấn, ít xảy ra tác dụng phụ nếu thực hiện tại cơ sở y tế uy tín. Chính vì thế, nam giới cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện thủ thuật này.
IV. Mổ Micro-TESE có đau không và chi phí là bao nhiêu?
Rất nhiều người quan tâm về phương pháp MicroTESE có đau không? Vì đây là thủ thuật tác động dao kéo đến tinh hoàn của nam giới. Nên rất nhiều nam giới sợ đau khi thực hiện.
Để thực hiện phương pháp này, nam giới sẽ được các bác sĩ gây mê và tiêm thuốc giảm đau trước khi mổ. Chính vì thế, trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn. Sau khi mổ, bìu sẽ có hiện tượng sưng và đau nhẹ. Nhưng chỉ diễn ra trong thời ngắn, hơn nữa bác sĩ sẽ chỉ định để nam giới hạn chế bị đau.
Chính vì thế, nam giới không nên quá lo lắng về vấn đề đau khi thực hiện. Nếu lựa chọn cơ sở tốt, bác sĩ tay nghề cao thì tình trạng sưng đau diễn ra nhẹ nhàng.
Về chi phí làm MicroTESE, hiện nay không có bảng giá thống nhất giữa các cơ sở y tế. Mỗi cơ sở sẽ niêm yết bảng giá riêng vì còn phụ thuộc quy mô, bác sĩ, cơ sở vật chất…
Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi khuyên anh em nên tìm đến các bệnh viện công, có uy tín trong lĩnh vực. Vừa đảm bảo an toàn vừa có chi phí hợp lý.
V. Kinh nghiệm mổ Micro-TESE
Cuối bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mổ Micro-TESE để anh em tham khảo.
1. Biến chứng có thể gặp
Mổ MicroTESE là thủ thuật ngoại khoa nên sẽ tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Đặc biệt, nếu anh em mổ tại các cơ sở kém chất lượng lượng, nguy cơ sẽ cao hơn.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:
- Vùng bìu sẽ hơi khó chịu trong thời gian đầu phẫu thuật.
- Vết mổ bị chảy máu hoặc viêm nhiễm.
- Có dấu hiệu buồn nôn, khó đi ngoài, cơ thể mệt mỏi (thường chỉ kéo dài trong 2 ngày đầu).
- Nội tiết tố nam bị suy giảm.
- Quá trình sản xuất tinh trình bị ảnh hưởng.
Theo các bác sĩ, những tác dụng phụ trên sẽ không nghiêm trọng nếu như thực hiện tại cơ sở uy tín, bác sĩ giỏi thực hiện. Đồng thời, anh em có chế độ chăm sóc nghỉ ngơi theo lời khuyên của bác sĩ.
2. Chuẩn bị trước khi thực hiện
Trước khi thực hiện mổ Micro-TESE, nam giới sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc nhằm tăng chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị số vấn đề sau:
- Trước 1 tuần làm thủ thuật, nam giới không được sử dụng thuốc giảm đau hay chống viêm. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng chảy máu quá nhiều khi làm thủ thuật.
- Nhịn ăn từ đêm hôm trước ngày làm thủ thuật.
- Vệ sinh dương vật sạch sẽ, hạn chế sử dụng các hóa chất, sản phẩm tạo mùi thơm.
- Sắp xếp công việc, thông báo với người thân để hỗ trợ chăm sóc sau thủ thuật.
3. Chăm sóc sau phẫu thuật
Trước khi về nghỉ ngơi, thường bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách chăm sóc và một số hướng dẫn. Nhằm giúp vết mổ sớm hồi phục, sức khỏe phục hồi nhanh.
- Sau khi mổ, bìu của nam giới sẽ có triệu chứng hơi sưng và đau nhẹ. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc (trường hợp nặng) hoặc tự chườm lạnh (trường hợp nhẹ). Lưu ý, chỉ nên chườm lạnh trong ngày đầu sau mổ, những ngày sau đó nên để vết thương khô ráo.
- Sử dụng thuốc bác sĩ đã kê đơn, lưu ý dùng đúng liều lượng và đúng thuốc.
- Nam giới nên uống nhiều nước để hạn chế tình trạng khó chịu ở bìu.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên những món ăn loãng dễ tiêu hóa.
- Cần phải kiêng chuyện vợ chồng ít nhất 1 tháng.
- Nghỉ ngơi đúng giờ để cơ thể sớm hồi phục.
Trên đây thông tin chi tiết về phương pháp mổ Micro-TESE. Phương pháp này mang đến hy vọng cho những cặp đôi vô sinh – hiếm muộn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín để được tư vấn và thực hiện, nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11