Hormone prolactin hiện nay được xem là một chỉ số quan trọng khi điều trị hiếm muộn. Prolactin là một hormone có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tăng prolactin máu là một bệnh lý nội tiết thường gặp. Và cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây vô sinh cho nữ giới. Vậy prolactin cao có gây vô sinh không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Chỉ số prolactin là gì?
Khái niệm
Prolactin là một hormone nội tiết quan trọng được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên – một cơ quan có kích thước nhỏ nằm trên hố xương bướm ở trung tâm xương sọ giữa.
📌📌📌📌📌Bạn nên biết: Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn
Hormone này có nhiều vai trò khác nhau:
– Xác định nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng hoặc vô sinh ở nữ giới.
– Xác định nguyên nhân các bất thường sinh dục nam như rối loạn cương dương, vú to, vô sinh, không có tinh trùng,…
– Hỗ trợ chẩn đoán những bất thường của tuyến yên: xuất hiện khối u tăng sản xuất prolactin.
– Tìm ra nguyên nhân cho việc tiết sữa ở những phụ nữ không mang thai hoặc không cho con bú.
2. Xét nghiệm Prolactin được thực hiện khi nào?
Đối với phụ nữ
Xét nghiệm thường sẽ được thực hiện ở nữ giới trong những trường hợp sau:
– Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chu kỳ kinh không đều.
– Chu kỳ kinh tự dưng biến mất không rõ nguyên nhân mặc dù trước đó vẫn diễn ra bình thường và không hề mang thai, chưa đến độ tuổi mãn kinh.
– Các trường hợp vô sinh hiếm muộn cũng được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm này.
– Người có dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh lý tuyến yên như suy giáp, có khối u tăng sản xuất thừa prolactin.
– Nữ giới có các biểu hiện thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, thị lực bị suy giảm đáng kể.
Đối với nam giới
Nam giới có dấu hiệu rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
– Nồng độ testosterone thấp, giảm ham muốn tình dục.
– Các trường rối loạn chức năng của tinh hoàn, tinh dịch loãng, không có tinh trùng hoặc vô sinh.
– Đột nhiên thấy hiện tượng tiết sữa ở vú, tuyến vú phát triển to bất thường.
– Đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm thị lực.
Chỉ số Prolactin ngưỡng bình thường bao nhiêu?
Giá trị bình thường của prolactin trong máu được đánh giá như sau:
– Phụ nữ bình thường và không có thai: 127 – 637 µU/mL.
– Phụ nữ đang mang thai: 200 – 4500 µU/mL/.
– Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh: 30 – 430 µU/mL.
– Ở nam giới bình thường: 98 – 456 µU/mL.
3. Tăng prolactin trong máu là gì?
Khái niệm
Tăng prolactin máu là khi có quá nhiều prolactin trong máu, vượt ngưỡng bình thường. Tăng prolactin trong máu làm giảm estrogen và cản trở quá trình rụng trứng , gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc không có và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tình trạng này cũng dẫn đến mật độ xương thấp và khiến phụ nữ không mang thai sản xuất sữa mẹ.
Nguyên nhân tăng prolactin trong máu?
Tình trạng tăng prolactin máu đôi khi không xác định được nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Do khối u không phải ung thư trong tuyến yên tạo ra mức prolactin cao. Điều này ảnh hưởng đến 50-60 % phụ nữ bị tăng prolactin máu. (một số trường hợp rất hiếm xảy ra, khối u có thể là ung thư.)
- Tế bào hoạt động quá mức trong tuyến yên
- Tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp)
- Một số loại thuốc điều trị bao gồm trầm cảm và huyết áp cao
- Tổn thương vùng ngực (ví dụ như do bệnh zona hoặc sẹo phẫu thuật)
- Suy thận: Giảm thoái hóa, giảm thanh thải prolactin
- Xơ gan: Tổn thương các vùng sản xuất dopamine ở hạ đồi do bệnh lý não
- Estradiol: gây phì đại và tăng sản tế bào lactotrophe (sản xuất PRL), phản hồi âm lên dopamine neuron vùng hạ đồi (làm giảm dopamine là chất ức chế sản xuất prolactin).
- Lượng prolactin cũng có thể tăng lên cao sau khi bạn ăn quá nhiều thịt, sau khi quan hệ tình dục, kích thích núm vú, sau khi luyện tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng
- Do nồng độ estradiol huyết thanh trong thai kỳ tăng nên phụ nữ trong giai đoạn mang thai có nguy cơ tăng prolactin ở thời kỳ này. Hàm lượng prolactin có thể trở lại bình thường sau khi sinh khoảng 6 tuần
- Nồng độ prolactin trong máu tăng trong giai đoạn cho con bú bởi việc kích thích núm vú.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12