Quy trình chuyển phôi

267552122 428522288938634 3008168923854953532 n 768x576 1

Một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm gồm nhiều bước khác nhau. Mỗi bước đều đóng vai trò riêng biệt để tạo nên tổng thể thành công. Chuyển phôi là một trong những bước rất quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm. Đây được xem như là bước cuối cùng trong chu trình IVF. Vậy quy trình chuyển phôi cụ thể như thế nào?

🛑Ngày 20/04/2023: Chuyển phôi ngày 6 có tốt hơn phôi ngày 5 không?

🛑Ngày 06/04/2023: Nằm bất động sau chuyển phôi sẽ dễ đậu thai hơn không?

🛑Ngày 09/01/2023: Theo dõi niêm mạc khi chuyển phôi trữ được tiến hành như thế nào?

🛑Ngày 10/07/2023: Những loại trái cây không nên ăn sau chuyển phôi là gì?

🛑Ngày 01/08/2023: Có nên chuyển nhiều phôi để sinh đa thai hay không?

🛑Ngày 23/05/2023: Cách cải thiện niêm mạc tử cung mỏng trước chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.

Những dấu hiệu của cơ thể thường gặp sau chuyển phôi

  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Căng ngực, buồn nôn
  • Ra máu nâu hoặc hồng nhạt
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khó chịu vùng bụng và lưng.

Những lưu ý trước khi chuyển phôi

Bệnh nhân cần đến trước giờ hẹn để hoàn tất các thủ tục trước khi tiến hành chuyển phôi. Hai vợ chồng cần mang đầy đủ giấy tờ để được đối chiếu thông tin.

Đầu tiên, bạn sẽ cần siêu âm để quan sát tử cung, phần phụ dễ dàng hơn nên có thể cần uống khoảng 300 – 500ml nước. Việc nhịn tiểu sẽ giúp việc quan sát trên siêu âm rõ ràng hơn. Sau chuyển phôi các chị có thể đi tiểu bình thường mà không lo phôi “trôi” ra ngoài.

Quy trình chuyển phôi

Chuyển phôi có đau không?

Theo Bác sĩ Trịnh Thế Sơn – Giám đốc Viện chia sẻ: “Tại Viện thì quá trình này cũng không vất vả đối với bệnh nhân, bình thường bệnh nhân không đau. Chúng tôi sẽ dùng những catheter rất nhỏ để đưa phôi vào trong buồng tử cung của người mẹ. Và catheter vừa nhỏ vừa mềm để đảm bảo làm sao không sang chấn niêm mạc tử cung. Vì thế quá trình này sẽ không đau đớn cho người mẹ”. Vì vậy các chị hoàn toàn có thể yên tâm.

Quy trình chuyển phôi

Sau một thời gian chuẩn bị niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được hẹn lịch chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.

Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:

  • Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
  • Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
  • Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
  • Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
267552122 428522288938634 3008168923854953532 n 768x576 1
Một ca chuyển phôi tại Viện được thực hiện bởi ekip.

Sau chuyển phôi bệnh nhân nên lưu ý gì?

Không nằm yên bất động và khép chân sau chuyển phôi

Các nghiên cứu cho thấy nó không những KHÔNG mang lại lợi ích bổ sung nào mà còn có khả năng gây tác động BẤT LỢI đến quá trình làm tổ của phôi, ảnh hưởng đến kết quả mang thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai và tỷ lệ làm tổ của phôi .
 
Khoa học đã tiến một chặng đường dài kể từ đó và nghiên cứu đã trấn an chúng ta rằng điều này là không cần thiết và chúng ta có thể thực hiện các thói quen hàng ngày bình thường mà không cần phải quấn mình trong chăn nhé!

Kiêng các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, đồ ăn nhanh

  • Cần tránh hầu hết các loại thực phẩm được chế biến sẵn ở dạng đóng gói. Ví dụ như: xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng…
  • Thực phẩm nhiều đường. Cần theo dõi hàm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Điều này để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. Nếu bạn không thể hạn chế đồ ngọt hoàn toàn, hãy chọn thực phẩm chứa đường tự nhiên chứ không phải chất tạo ngọt nhân tạo.

Hạn chế caffein và các chất kích thích

  • Nếu bạn muốn đạt được thành công khi chuyển phôi trong IVF, hãy giảm lượng caffein nạp vào xuống mức tối thiểu. Nguyên nhân là nó gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Khi trạng thái sức khỏe không tốt, thất bại sau chuyển phôi là điều khó tránh.
  • Thức uống có cồn: Rượu bia không chỉ có hại cho sức khỏe của bạn mà còn không tốt cho phôi được chuyển vào cơ thể. Vì thế, hãy nói “không” với rượu trong giai đoạn bạn mới chuyển phôi IVF.

Tránh thức khuya và căng thẳng

Một yếu tố không được chú ý nhiều nhưng góp phần rất lớn để tăng tỷ lệ thành công khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tâm lý lo lắng sẽ không tốt cho quá trình làm tổ của phôi. Và đặc biệt, bệnh nhân không nên thử thai quá sớm để tránh tình trạng tạo áp lực và tâm lý chán nản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status