Ra Máu Sau Chuyển Phôi

20200612 070822 546390 phoi lam to.max 800x800 1

Chuyển phôi là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với 1 ca thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là bước mà bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi vào tử cung người mẹ qua ống catheter. Sau chuyển phôi, người vợ cũng có những âu lo và băn khoăn nhất định. Đây là tâm trạng thường thấy của các chị em sau các ca điều trị. Một trong số đó là vấn đề ra máu sau chuyển phôi. Vậy vấn đề này có nguy hiểm không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

I. RA MÁU SAU CHUYỂN PHÔI LÀ GÌ?

1. Ra máu sau chuyển phôi là gì?

Đó là hiện tượng sau chuyển phôi 2-3 ngày, nếu chất lượng phôi tốt, tử cung của người mẹ đạt chất lượng thì cuối ngày mẹ sẽ thấy xuất hiện một vài giọt máu nhỏ ti li màu hồng. 

12 1

Chuyển phôi được tiến hành khi nội mạc tử cung của mẹ đủ dày, môi trường đủ thuận lợi để phôi thai có thể bám chắc và phát triển. Lúc này phôi thai đang di chuyển liên tục trong tử cung tìm vị trí thuận lợi nhất để bám và làm tổ. Sự di chuyển liên tục này gây ra ma sát khiến thành tử cung bị tổn thương, gây chảy máu. Hiện tượng này có thể kéo dài đến ngày thứ 6, thứ 7, hoặc kết thúc sớm hơn dự kiến. 

2. Hiện tượng này có thường gặp không?

Rất khó để thu thập số liệu thống kê chính xác vì không phải tất cả các chị đều báo cho bác sĩ về dấu hiệu ra huyết. Dữ liệu ước tính cho thấy, cứ ba chị sẽ có một chị ra huyết sau chuyển phôi. Lưu ý rằng, không phải tất cả các chị em đều bị ra huyết và trên cùng một chị, ở mỗi lần mang thai khác nhau cũng sẽ khác nhau.

3. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân:

– Tổn thương nhẹ trong quá trình chuyển phôi do quá trình đặt dụng cụ để bơm phôi.

– Phôi thai đang làm tổ: phôi sẽ bám và “đục” vào các mạch máu để lấy dinh dưỡng.

– Trầy xước âm đạo trong quá trình đặt thuốc (không cắt ngắn móng tay, đặt thuốc vội vàng,…)

– Quên thuốc, thiếu nội tiết

– Thất bại làm tổ (ra kinh)

20200612 070822 546390 phoi lam to.max 800x800 1
Phôi đang vùi sâu vào lớp niêm mạc để làm tổ.

Ra huyết không nhất thiết là có gì đó không ổn, có thể đơn giản chỉ là phôi đang làm tổ mà thôi.

4. Làm sao để phân biệt dịch do phôi làm tổ hay ra kinh?

Ra huyết do phôi làm tổ có 3 điểm “nhẹ” hơn ra kinh:  lượng ít hơn, màu sẫm hơn, ngắn ngày hơn.

– Số lượng: Có thể từ một giọt đến chảy máu nhẹ. Khi bắt đầu hành kinh lượng kinh cũng thường ít, tuy nhiên, nó sẽ tăng dần còn ra huyết làm tổ thì không.

– Màu: Màu hồng hoặc nâu sậm còn máu kinh sẽ đỏ sậm.

Thời gian: Quá trình làm tổ có thể kéo dài vài giờ hoặc không quá ba ngày nên thời gian ra huyết thường ngắn hơn so với hành kinh.

Mỗi phụ nữ là duy nhất và các triệu chứng cũng như hiện tượng chảy máu mà các chị đang trải qua cũng vậy, sẽ không giống nhau cho tất cả mọi người.

II. KHI NÀO RA HUYẾT SAU CHUYỂN PHÔI ĐÁNG LO NGẠI?

Sau chuyển phôi, bạn thấy mình bị ra máu kèm các triệu chứng sau:

  • Đạu quặn bụng
  • Ra máu vón cục, màu đỏ tươi, kéo dài  3 ngày liên tục
  • Đau thắt lưng, đau bụng dưới dữ dội kèm buồn nôn

III. NÊN LÀM GÌ KHI THẤY RA MÁU SAU CHUYỂN PHÔI?

1. Bình tĩnh theo dõi và báo cho bác sĩ điều trị

Mặc dù hiện tượng ra máu nhẹ là bình thường sau khi thụ tinh ống nghiệm, tuy nhiên nên theo dõi các đặc điểm của ra huyết để loại trừ các biến chứng. Nếu ra huyết lượng nhiều, kéo dài và kèm bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào khác, cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn.

2. Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái

Hãy nghỉ ngơi và hạn chế sử dụng mạng xã hội, và chỉ nên duy trì liên lạc với bác sĩ điều trị. Những kinh nghiệm chia sẻ của những chị em đi trước có cái sẽ đúng, có cái sai và chưa chắc đúng với chính bạn. Chính vì vậy, hãy bớt tạo áp lực cho bản thân bằng cách hạn chế sử dụng điện thoại. Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái là điều nên làm.

Sau khi tiến hành chuyển phôi, chị em nên nằm nghỉ tại chỗ khoảng 2 -3 tiếng để phôi thai ổn định. Sau chuyển phôi, các bạn không nên làm việc quá sức, vận động nhẹ nhàng…
 
tap yoga dau that lung 04 15380392169962080092226
Hãy giữ cho tinh thần thoải mái, tránh những lo âu căng thẳng.
 
Cuối cùng, để có được một em bé khỏe mạnh chào đời đối với các bố mẹ hiếm muộn rất gian nan. Giống như bệnh nhân, các bác sĩ luôn mong muốn bệnh nhân của mình có chu kỳ điều trị thuận lợi và thành công. chính vì vậy hãy tin tưởng vào bác sĩ điều trị của mình. Bạn cần duy trì đơn thuốc được bác sĩ chỉ định sau chuyển phôi, tuyệt đối không nên dùng thêm các loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các phương pháp truyền miệng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. 
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status