Sau chuyển phôi bị hắt xì hơi là một trong nhiều triệu chứng nhiều chị em thường gặp. Vậy triệu chứng này liệu có liên quan gì đến việc thụ thai thành công hay không? Hắt hơi sau chuyển phôi có ảnh hưởng gì không? Nội dung bài viết sau đây sẽ có chia sẻ cụ thể về vấn đề này.
I. Sau chuyển phôi bị hắt xì hơi là sao?
Thông thường, sau khi chuyển phôi, cơ thể người nữ sẽ xuất hiện các triệu chứng báo hiệu thụ thai thành công hay đã thất bại. Việc sau chuyển phôi bị hắt xì hơi không hề liên quan đến vấn đề này.
Hắt xì hơi có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn khác nhau, ngay cả sau khi chuyển phôi. Lúc này, người nữ có thể gặp các triệu chứng như chảy nước mũi, mũi khó thở, hắt xì liên tục. Thông thường, những triệu chứng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu chị em có cách chăm sóc phù hợp.
Theo các bác sĩ, sau chuyển phôi sức đề kháng của người nữ sẽ suy giảm nhiều. Nên rất dễ bị các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Triệu chứng hắt xì hơi là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chị em đang gặp vấn đề.
Tình trạng hắt xì hơi sau chuyển phôi không hề đơn giản. Mọi bất thường của cơ thể đều ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Do đó, nếu gặp triệu chứng này, hãy nhanh chóng đi thăm khám để tìm nguyên nhân và có cách điều trị sớm.
II. Nguyên nhân chuyển phôi xong bị hắt xì hơi
Có rất nhiều nguyên nhân chuyển phôi xong bị hắt xì hơi. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ điểm qua những nguyên nhân phổ biến mất. Chị em vẫn phải đi kiểm tra để được xác định nguyên nhân chính xác.
1. Cảm cúm, cảm lạnh
Bị hắt hơi sau chuyển phôi có thể là dấu hiệu của bệnh cảm cúm hay cảm lạnh. Như đã chia sẻ ở trên, khi mang thai cơ thể người mẹ không còn khỏe mạnh như trước. Hàng rào bảo vệ dễ dàng bị phá vỡ bởi các tác nhân gây bệnh. Nên chị em rất dễ bị virus tấn công và gây cảm cúm, cảm lạnh.
Tình trạng cảm lạnh có thể không đe dọa đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Nhưng nếu bị cúm, buộc phải điều trị sớm vì bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Dị ứng mũi
Nhiều chị em sau chuyển phôi bị hắt xì hơi liên tục là do bị dị ứng mũi. Trường hợp này chị em còn thấy có cảm giác ngứa ở mũi.
Chính vì sức đề kháng giảm khi mang thai nên chị em cũng rất dễ bị dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng này không hề đe dọa đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ.
3. Bệnh lý viêm mũi
Bệnh viêm mũi cũng là bệnh lý phổ biến khi mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn đầu mang thai. Thời gian mắc bệnh khá lâu và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em cũng nên thận trọng và điều trị sớm nếu bị hắt xì sau chuyển phôi là do viêm mũi.
🌠🌠🌠 BẠN NÊN BIẾT: Sau chuyển phôi bị co bóp tử cung ảnh hưởng gì không?
III. Hắt hơi sau chuyển phôi có ảnh hưởng gì không?
Sau chuyển phôi phôi thai đã bắt đầu làm tổ và phát triển trong cơ thể người mẹ. Lúc này, em bé phần nào đã được bởi cơ thể của mẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bị hắt xì sau chuyển phôi diễn ra thường xuyên sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai.
Nhiều chị em sau chuyển phôi bị hắt xì hơi còn kèm theo triệu chứng đau ở bụng. Tuy nhiên, dấu hiệu này không hề ảnh hưởng xấu đến em bé. Chỉ là do tình trạng dây chằng bị tác động mỗi khi chị em hắt xì mà thôi.
Nếu chị em chỉ đơn thuần bị hắt xì hơi thì có thể là do cảm lạnh hoặc do cơ thể chưa thích nghi với thời tiết. Trong trường hợp này em bé vẫn được an toàn, không hề bị ảnh hưởng. Nhưng chị em có thể cảm thấy mệt mỏi nên hãy có chế độ phòng bệnh thật tốt.
Còn nếu hắt xì hơi sau chuyển phôi kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì có thể do mắc bệnh cúm. Bệnh này cần phải thận trọng bởi có thể gây nhiều biến chứng đến thai nhi. Nên nếu sau chuyển phôi bị cúm, các bạn hãy thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả.
IV. Biện pháp giúp khắc phục hắt xì hơi sau chuyển phôi
Sau khi chuyển phôi nói riêng, trong quá trình mang thai nói chung. Những bất thường ở người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Do đó, để hạn chế biến chứng do hắt xì hơi mang đến. Các chị em có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, cải thiện hắt xì rất hiệu quả. Quá trình vệ sinh mũi sẽ giúp loại bỏ chất bẩn trong mũi, niêm mạc mũi cũng hoạt động trơn tru hơn.
- Nếu hắt hơi kèm theo triệu chứng xì mũi, chị em chỉ nên lau nhẹ nhàng bằng giấy có chất liệu mềm mại. Không nên thao tác quá mạnh bạo khiến cho mũi bị đau rát. Lúc xì mũi cũng chỉ nên dùng lực nhẹ để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong.
- Nếu tiết trời lạnh, chị em cần phải mặc quần áo dày dặn để giúp cơ thể tránh bị cảm lạnh. Ngoài ra, nên dùng máy tạo để ẩm để tránh bị khô mũi và gây hắt xì.
- Mỗi ngày, các bạn hãy uống một cốc nước chanh ấm. Loại nước này vừa cung cấp vitamin C cho cơ thể vừa giúp hạn chế mắc bệnh cảm cúm. Không chỉ có nước chanh ấm, các bạn cũng có thể dùng các loại hoa quả, rau củ khác để cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có thể khiến cho bạn bị dị ứng và hắt xì.
- Nếu hắt xì sau khi chuyển phôi kèm triệu chứng của cúm hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để điều trị. Chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cảm cúm để tránh biến chứng xấu đến thai nhi.
Trên đây là thông tin về tình trạng sau chuyển phôi bị hắt xì hơi. Như vậy, chỉ những biểu hiện nhỏ nhặt như hắt xì hơi đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Do đó, chị em cần phải có biện pháp phòng ngừa sớm, giữ sức khỏe tốt để quá trình mang thai diễn ra an toàn và khỏe mạnh.
Bài viết liên quan
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9
3 phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi đông lạnh
Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ ...
Th9