Sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không? Điện thoại là vật bất ly thân không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, sau chuyển phôi bác sĩ khuyến cáo người mẹ nên nghỉ ngơi để phôi phát triển tốt. Do đó, không ít chị em có băn khoăn dùng điện thoại thời điểm này có được không, có hại không.
Ngay sau đây, bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội sẽ giải đáp thắc mắc này. Cũng như có những lời khuyên hữu ích giúp chị em có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý sau thời gian thực hiện IVF.
I. Sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không?
Thời gian sau chuyển phôi chị em cần phải nghỉ ngơi, hạn chế làm việc để giúp việc mang thai thành công. Tuy nhiên, việc ở trong nhà một thời gian dài khiến nhiều chị em buồn chán. Lúc này, điện thoại là cứu cánh giúp chị em không cảm thấy chán nản.
Do đó, rất nhiều chị em thường sử dụng điện thoại để giải trí bằng nhiều hình thức khác nhau như xem phim, lướt facebook, xem tiktok…. Thời gian điện thoại thường rất lâu, thậm chí chiếm trọn thời gian trong ngày.
Vậy sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không? Câu trả lời là có. Tuy vậy, các mẹ bầu được khuyến cáo hạn chế sử dụng các đồ dùng như điện thoại trong quá trình mang thai. Nên sau chuyển phôi các chị em cũng nên hạn chế vấn đề này.
II. Có nên dùng điện thoại sau khi chuyển phôi?
Có nên dùng điện thoại sau khi chuyển phôi? Câu trả lời là tùy vào nhu cầu của sản phụ. Nhưng chị em phải dùng sao cho hợp lý, không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài. Vì thiết bị này sẽ gây một số ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi nếu sử dụng liên tục.
Việc sử dụng điện thoại còn phụ thuộc vào tùy từng tình trạng sức khỏe của người mẹ. Nếu có nhu cầu thiết yếu người mẹ nên thu xếp sử dụng nhanh gọn nhất, hạn chế tiếp xúc quá lâu.
III. Những ảnh hưởng từ điện thoại đến mẹ và bé
Việc dùng điện thoại ảnh hưởng đến người mẹ và thai nhi như thế nào? Điện thoại tưởng chừng là thiết bị vô hại nhưng không phải như vậy. Việc dùng điện thoại khi mang thai, đặc biệt là sau chuyển phôi sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
1. Đối với thai nhi:
Trong những tháng đầu mang thai, việc sử dụng điện thoại sẽ khiến trẻ dễ bị các khuyến khuyết, trẻ sinh ra bị dị dạng, trí tuệ phát triển chậm. Nguyên nhân là do điện thoại phát ra bức xạ không tốt cho thai nhi.
Theo các bác sĩ, sau chuyển phôi là thời điểm mà bức xạ điện thoại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất so với các giai đoạn khác khi mang thai.
Ở những tháng tiếp theo mặc dù mức độ ảnh hưởng của bức xạ ít đi. Nhưng cũng sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Sau khi sinh, trẻ không có hệ miễn dịch tốt nên dễ mắc nhiều bệnh lý.
2. Đối với người mẹ:
Trong thời gian mang bầu mẹ bầu sẽ đối mặt với nhiều thay đổi của cơ thể. Nếu mẹ bầu thường xuyên sử dụng điện thoại thì thị lực cũng sẽ bị giảm. Nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến khô mắt, không còn nhìn rõ xung quanh.
🌠🌠🌠 BẠN NÊN BIẾT: 7+ Kinh nghiệm sau chuyển phôi trong IVF các mẹ nên biết
IV. Hướng dẫn mẹ bầu sử dụng điện thoại an toàn sau chuyển phôi
Qua những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã giải đáp được sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không? Mặc dù không phải không được dùng tuyệt đối, nhưng chị em cũng nên hạn chế và sử dụng hợp lý.
Dưới đây là một số hướng dẫn dành cho mẹ bầu khi dùng điện thoại sau chuyển phôi.
1. Thời gian sử dụng điện thoại
Chị em vẫn có thể dùng điện thoại để nghe, gọi, nhắn tin. Tuy nhiên, lưu ý mỗi ngày chỉ nên dùng từ 30 – 60 phút mà thôi. Mỗi lần dùng chỉ nên dùng dưới 10 phút.
2. Giảm thiểu chơi game trên điện thoại
Sau khi chuyển phôi và khi mang thai, nhiều mẹ bầu không còn bận rộn như trước. Thay vào đó, dành thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để thai nhi phát triển ổn định. Song việc nghỉ ngơi quá lâu khiến nhiều mẹ bầu buồn chán nên tìm đến các trò chơi để đốt thời gian.
Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở trên, việc chơi game hay lướt web trong thời gian này rất nguy hiểm. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, sức khỏe người mẹ.
Do đó, mẹ bầu cần phải hạn chế chơi game, không nên chơi quá nhiều như trước đây.
🌠🌠🌠 BẠN NÊN ĐỌC: Tư thế nằm chuẩn sau khi chuyển phôi
3. Để điện thoại cách xa đầu một chút
Để hạn chế bức xạ ảnh hưởng đến bản thân và em bé các bạn cũng nên nghe điện thoại đúng cách.
Thông thường khi đồng ý cuộc gọi đến, bức xạ ở điện thoại sẽ cao gấp nhiều lần so với bình thường. Nên lúc này, các mẹ hãy để điện thoại cách xa đầu khoảng 15cm. Nhờ đó mà lượng bức xạ cũng sẽ giảm đáng kể.
4. Tránh để điện thoại trước ngực
Trước ngực là những cơ quan quan trọng bao gồm hệ nội tiết và trái tim. Nếu các bạn để điện thoại trên ngực khi dùng thì lượng bức xạ sẽ tác động vào những cơ quan này.
Ngay cả khi các bạn không sử dụng và để trên ngực. Lúc này điện thoại cũng phát ra bức xạ. Mặc dù mức độ nguy hiểm không cao như khi dùng nhưng nếu kéo dài trong một thời gian thì hệ quả không thể lường trước được.
5. Bật chế độ máy bay hoặc để xa giường khi ngủ
Khi ngủ, các mẹ bầu hãy chuyển điện thoại sang chế độ máy bay để hạn chế những ảnh hưởng của điện thoại đến cơ thể.
Còn nếu bạn lo lắng việc chọn chế độ máy bay sẽ khiến người thân không liên lạc được khi cần. Lời khuyên đó là hãy để điện thoại càng xa giường càng tốt. Sau đó, nhớ để nhạc chuông để khi có tin nhắn, cuộc gọi đến đều nghe được.
6. Không sạc trong lúc sử dụng
Một lưu ý cuối cùng đó là các bạn không nên vừa dùng vừa sạc điện thoại. Đã có rất nhiều trường hợp bị chảy nổ khi đang sạc và dùng điện thoại. Lúc này, chúng ta có thể tưởng tượng được hậu quả khi cháy nổ như thế nào.
Mẹ bầu nên sạc điện thoại ở nơi xa khu vực mình nằm. Đồng thời, không nên vừa sạc vừa dùng để tránh nguy hiểm đến bản thân.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không? Các mẹ bầu cần phải hạn chế và sử dụng điện thoại đúng cách để không ảnh hưởng đến con yêu. Nếu cảm thấy buồn chán, có thể nghe nhạc, đọc sách để thư giãn.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11