Nhiều chị em truyền tai về những công dụng mía hấp khi mang thai. Với trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ khuyến cáo nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Vậy với trường này sau chuyển phôi có nên ăn mía hấp không? Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
I. Sau chuyển phôi có nên ăn mía hấp?
Dinh dưỡng sau chuyển phôi là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của ca làm IVF. Ở giai đoạn này, người mẹ vẫn có chế độ ăn uống bình thường, đầy đủ chất. Đặc biệt, nên ưu những thực phẩm giàu đạm, bổ sung đủ nước.
Vậy sau chuyển phôi có nên ăn mía hấp? Từ lâu dân gian truyền tai nhau về những công dụng của mía hấp khi mang thai. Liệu với những chị em thụ tinh trong ống nghiệm có bổ sung món ăn này?
Các bác sĩ của Viện Mô phôi cho hay, mía hấp mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chị em. Ngoài ra, mía hấp còn có tác dụng giảm ốm nghén rất hiệu quả. Tuy nhiên, sau chuyển phôi chị em cần phải hạn chế uống ăn mía hấp.
Nguyên nhân do mía hấp có tính hàn, nên ăn khi có thể gây lạnh bụng. Điều này sẽ không cho quá trình làm tổ và thụ thai của chị. Song, từ tháng thứ 3 trở đi, lúc này thai đã ổn định, chị em có thể dùng mía hấp bình thường.
II. Ăn mía hấp có tác dụng gì sau chuyển phôi?
Ăn mía hấp có nhiều tác dụng đến sức khỏe của sản phụ. Sau chuyển phôi khoảng 3 tháng trở đi, chị em nên ăn mía hấp. Bởi món này sẽ mang đến nhiều công dụng sau.
1. Giảm thiểu nghén
Công dụng của mía hấp đầu tiên đó chính là giúp chị giảm các triệu chứng ốm nghén. Tình trạng ốm nghén khiến nhiều chị em lo sợ vì ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu gặp triệu chứng ốm nghén, chị em có thể dùng mía hấp để cải thiện.
Ngoài sử dụng mía hấp để giảm ốm nghén, chị em cũng có thể đem mía ép lấy nước cốt, cho thêm chút gừng sử dụng trong ngày. Đơn giản nhất, chị em cũng có thể chia mía thành từng khúc và ăn cũng có tác dụng tương tự.
2. Làm đẹp da
Sau chuyển phôi ăn mía hấp có tác dụng gì? Câu trả lời đó chính là giúp da trở nên đẹp hơn. Khi mang thai, chị em rất dễ gặp các vấn đề trên da như nổi mụn, lỗ chân lông to.
Nhiều trường hợp còn xuất hiện vết rạn mất thẩm mỹ. Song sử dụng mía hấp sẽ giúp chị em khắc phục được tình trạng này. Nguyên nhân do trong mía có chứa chất axit có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa. Nên nếu sử dụng thường xuyên da sẽ hạn chế mụn.
🌠🌠🌠 ĐỌC THÊM: Uống lá tía tô trước khi chuyển phôi – Có hiệu quả như lời đồn
3. Tăng đề kháng
Khi người phụ nữ bước vào quá trình thai nghén, cơ thể sẽ có nhiều sự biến đổi khác nhau. Nên sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm, dễ mắc các bệnh lý.
Mía hấp chính là món ăn hiệu quả để mẹ bầu tăng sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh như cúm, sốt. Không những thế, mía hấp còn giúp các mẹ hạn chế mắc nhiều bệnh nhiễm trùng khác.
4. Phòng tránh táo bón
Táo bón là nỗi sợ hãi của nhiều mẹ bầu khi mang thai. Để phòng tránh táo bón, chị em đừng quên bổ sung mía hấp trong các bữa ăn phụ hàng ngày.
Lượng kali có trong mía sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp phòng tránh được bệnh viêm dạ dày.
5. Giúp an thai và cung cấp dinh dưỡng
Trong mía còn chứa nhiều chính dinh dưỡng khác rất cần thiết cho quá trình phát triển của phôi thai. Ăn mía hấp thường xuyên còn là cách để phòng các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề bất thường khác. Nguồn dinh dưỡng này sẽ giúp em bé phát triển toàn diện hơn.
Ngoài những công dụng kể trên, mẹ bầu sau chuyển phôi ăn mía hấp còn có tác dụng khác như:
- Chống viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Giúp nước ối sạch.
- Tốt cho răng miệng.
- Lợi tiểu, hỗ trợ giảm tiểu rắt tiểu đau.
III. Thực hư mía hấp giúp phòng tránh thai lưu
Dân gian từ lâu đã truyền tai nhau về việc ăn mía hấp giúp tròng tránh thai lưu. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Tại sao ăn mía hấp có thể phòng tránh thai lưu.
Thực chất, nhiều chị em truyền tai nhau về công dụng phòng tránh thai lưu là do mía hấp có nhiều công dụng với mẹ bầu. Mía hấp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tốt cho mẹ bầu.
Ngoài ra, Đông y còn còn chỉ ra rằng ăn mía hấp giúp cơ thể thanh nhiệt tốt, liệu bỏ đờm an thai. Với những chị em từng sảy thai hay bị thai chết lưu trước đó. Sử dụng mía hấp sẽ giúp hạn chế các nguy cơ này.
Với phương pháp này, chị em chỉ cần bỏ vỏ mía, cắt thành khúc. Sau đó cho vào nồi hấp cách thủy. Chờ mía chín thì tắt bếp, ăn dần trong ngày. Chị em dùng mía hấp khoảng 2 khúc/ngày, sử dụng liên tục thai sẽ ổn định tốt hơn.
Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh ăn mía hấp sẽ giúp phòng thai lưu. Do đó, nếu có triệu chứng của thai chết lưu, chị em không được ăn mía hấp để cải thiện. Thay vào đó nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị.
IV. Những chú ý khi sử dụng mía hấp
Qua những chia sẻ trên chắc hẳn chị em cũng đã giải đáp được sau chuyển phôi có nên ăn mía hấp. Món ăn này mang đến nhiều công dụng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, để có được những hiệu quả trên chị em cần lưu ý những vấn đề sau.
- Đầu tiên, nên chọn mía chất lượng, mía sạch, có nguồn gốc cụ thể.
- Chị em nên chọn những cây mía còn tươi, không dùng mía đã để lâu có dấu hiệu sâu bọ.
- Trong quá trình làm mía hấp cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chị em nên bảo quản mía hấp bằng cách cho vào tủ lạnh rồi dùng dần.
- Nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia trước khi ăn.
- Mỗi ngày chị em chỉ nên dùng khoảng 2 khúc mía, không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trên đây là thông tin giải đáp sau chuyển phôi có nên ăn mía hấp. Như vậy, đây là món ăn tốt cho chị em phụ nữ mang thai. Nhưng thời điểm sử dụng phù hợp đó là sau chuyển phôi khoảng 3 tháng. Lúc này, chị em đừng quên ăn mía hấp để mang đến những công dụng tốt cho mẹ và bé.
Tôi 47 chồng 54
Chào chị. Chị có thể để lại SĐT hoặc liên hệ HOTLINE 024 6329 6588 của bệnh viện, để được tư vấn cụ thể về tình trạng của mình nhé !