Sau chuyển phôi cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng báo hiệu thành công hoặc thất bại, trong đó có đi tiểu nhiều. Vậy sau chuyển phôi đi tiểu nhiều có sao không? Làm thế nào để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này.
I. Nguyên nhân chuyển phôi xong đi tiểu nhiều
Có rất nhiều chị em sau chuyển phôi thường có biểu hiện đi tiểu nhiều. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do chị em đã mang thai. Thông thường, dấu hiệu này sẽ bắt đầu xuất hiện ở những ngày đầu sau chuyển phôi. Sau đó dần dần tình trạng đi tiểu nhiều sẽ xuất hiện rõ ràng hơn.
Nguyên nhân chuyển phôi xong đi tiểu nhiều đó là do sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ. Điều này sẽ khiến cho chất lỏng và lượng máu ở cơ thể người mẹ tăng cao hơn. Lúc này, thận cũng sẽ phải làm việc năng suất hơn để đào thải và đẩy nước tiểu ra ngoài.
Ngoài ra, ở những ngày đầu sau chuyển phôi, tử cung của người mẹ cũng sẽ phát triển. Sự phát triển này sẽ chèn ép đến các bộ phận xung quanh, trong đó có bàng quang. Đó chính là lý do khiến chị em sau chuyển phôi đi tiểu nhiều.
Các chị em không cần lo lắng về tình trạng đi tiểu ngay sau khi chuyển phôi. Bởi bước vào chặng 2 chu kỳ mang thai, tử cung sẽ tăng về kích thước và không còn chèn ép bàng quang nữa. Lúc này, tình trạng tiểu nhiều lần sau chuyển phôi sẽ được thuyên giảm.
II. Sau chuyển phôi đi tiểu nhiều có sao không?
Vậy sau chuyển phôi đi tiểu nhiều có sao không? Như vừa chia sẻ ở trên, sau chuyển phôi đi tiểu nhiều là dấu hiệu cho thấy chị em đã mang bầu. Tiểu nhiều khi mang bầu chỉ là hiện tượng sinh lý tự nhiên. Do đó, việc tiểu tiện thường xuyên sẽ không gây ảnh hưởng đến người mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, nếu tiểu nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Chị em cần phải lưu ý vì đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý sau:
- Nhiễm trùng bàng quang:
Bệnh lý đầu tiên khiến chị em đi tiểu nhiều sau chuyển phôi đó là nhiễm trùng bàng quang. Lúc này, chị em sẽ còn gặp một số vấn đề khác như có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có lẫn máu, cơ thể bị sốt, vừa đi tiểu xong nhưng lại buồn tiểu luôn.
- Tiểu đường thai kỳ:
Tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong lúc mang thai và kết thúc sau khi sinh. Bệnh lý này nếu không kiểm soát tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh gồm tiểu liên tục, cơ thể luôn khát nước, miệng bị khô, cơ thể mệt mỏi…
Như vậy sau chuyển phôi đi tiểu nhiều có sao không còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu chỉ do sinh lý khi mang thai thì không hề nguy hiểm. Còn nếu do bệnh lý cần phải điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
🔔🔔🔔 ĐỌC NGAY: Những dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày cần biết
III. Cách khắc phục tiểu nhiều sau khi chuyển phôi
Mặc dù đi tiểu nhiều khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Song việc đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Để hạn chế tình trạng tiểu nhiều sau khi chuyển phôi, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo dưới đây.
1. Hạn chế uống nhiều nước
Hạn chế uống nước ở đây chính là hạn chế uống nước trước khi đi ngủ. Còn vào ban ngày, mẹ bầu vẫn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Khi mang thai, thường mẹ bầu sẽ có nhu cầu uống nước nhiều hơn. Nên mẹ bầu cần phải uống đủ nước để tránh không cho cơ thể bị thiếu nước. Nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ không tốt cho tuần hoàn của người mẹ và thai nhi.
Hơn nữa, nếu thai phụ uống không đủ nước sẽ có nguy cơ gặp phải với tình trạng nhiễm trùng tiểu. Chính vì thế, mẹ bầu cần phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
2. Tập luyện Kegel
Bài tập kegel không chỉ giúp chị em hạn chế đi tiểu nhiều mà còn phòng tránh chứng tiểu không tự chủ. Mục đích của bài tập kegel là tác động vào cơ sàn chậu. Khi luyện tập, cơ ở vùng này sẽ săn chắc hơn nên sẽ giúp nâng đỡ các bộ phận ở trên hiệu quả.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, mẹ bầu chỉ cần thắt chặt cơ sàn chậu khoảng vài giây. Sau đó mở ra và thực hiện liên tục khoảng 10 lần. Thao tác thắt chặt này tương tự như lúc chị em nhịn tiểu nên rất dễ thực hiện.
🌠🌠🌠 BẠN CẦN NẮM RÕ: Mẹ bầu cần làm gì để tim thai phát triển khỏe mạnh
3. Thay đổi thói quen
Để tránh đi tiểu nhiều sau chuyển phôi mẹ bầu cũng nên hình thành một số thói quen tốt. Đầu tiên đó là loại bỏ thói quen nhịn tiểu. Nhiều mẹ bầu thấy việc đi tiểu nhiều cảm thấy phiền hà nên sẽ nhịn tiểu. Thói quen này không hề tốt cho đường tiểu và có thể gây viêm nhiễm ở cơ quan này.
Khi tiểu tiện, mẹ bầu cũng cần chú ý đến tư thế để tốt cho bàng quang. Tư thế được các bác sĩ khuyến cáo đó là nghiêng về trước. Khi nước tiểu được bài tiết hết ra ngoài thì mẹ bầu sẽ không có cảm giác buồn tiểu thường xuyên.
Ngoài ra, để không phải thức dậy nhiều lần vào ban ban đêm. Mẹ bầu không nên uống các loại nước trước khi đi ngủ để tránh buồn tiểu khi đang ngủ.
4. Hạn chế dùng thực phẩm lợi tiểu
Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng nên hạn chế một số thực phẩm gây lợi tiểu. Bao gồm:
- Măng tây;
- Dưa các loại;
- Cà rốt;
- Cà chua;
- Bột yến mạch;
- Rau diếp;
- Nước ép nam việt quất;
- Mùi tây;
- Cần tây…
IV. Lưu ý khi xuất hiện tiểu bất thường sau chuyển phôi
Triệu chứng tiểu nhiều có thể cảnh báo một số hiện tượng nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng bàng quang… Do đó, lời khuyên trong trường hợp này đó là mẹ bầu cần phải quan sát các triệu chứng khác đi kèm.
Nếu có dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ hay nhiễm trùng bàng quang. Cần nhanh chóng đi thăm khám và điều trị sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, tuyệt đối không tự dùng thuốc khi chưa thăm khám bác sĩ. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp sau chuyển phôi đi tiểu nhiều có sao không? Đầu tiên, xin chúc mừng bạn vì đây là dấu hiệu chuyển phôi đã thành công. Lúc này, các bạn vẫn tiếp tục nghỉ ngơi, theo dõi theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có các triệu chứng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ khắc phục kịp thời.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9