Giai đoạn sau chuyển phôi là thời gian mang nhiều lo lắng của các chi em. Sau chuyển phôi 14 ngày kết quả sẽ được biết qua kết quả xét nghiệm beta hCG. Sau chuyển phôi nên vận động như thế nào để không ảnh hưởng việc thai làm tổ. Sau chuyển phôi nên ăn gì để không ảnh hưởng đến kết quả là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng để đảm bảo sức khoẻ mang thai hơn 9 tháng. Vậy sau chuyển phôi nên ăn gì? Mời các bạn theo dõi bài viết sau để bớt được lo lắng.
👉👉Ngày 30/05/2023: Dự trữ buồng trứng là gì?
👉👉Ngày 31/05/2023: Dự trữ buồng trứng thấp nguy hiểm không?
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi
Không chỉ riêng sau chuyển phôi, cả quá trình thực hiện IVF, các chị em cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống khoa học góp phần không nhỏ vào thành công của ca điều trị. Khi sức khoẻ người mẹ được đảm bảo, việc làm tổ của phôi cũng thuận lợi hơn.
Dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng để hỗ trợ quá trình làm tổ của phôi vào tử cung và tạo nền tảng thật tốt cho những bước phát triển đầu tiên của thai nhi. Đôi khi, việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ góp phần làm tăng cơ hội thụ thai. Điều này đúng với cả phương pháp thụ thai tự nhiên cũng như các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hay thụ tinh trong ống nghiệm
Trong suốt quá trình điều trị, chị em phụ nữ không cần kiêng cữ bất cứ thức ăn gì. Các chị em nên ăn uống bình thường, đủ chất. Riêng với những bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng nên ăn nhiều:
- Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa)
- Uống nhiều nước ép trái cây hoặc oresol
Điều này có thể giúp giảm nguy cơ quá kích buồng trứng hoặc chướng bụng.
Nhiều chị em quan niệm ăn uống như thể mình đã mang thai sau khi tiến hành IVF, không chỉ gia tăng cơ hội làm tổ của phôi mà còn đảm bảo có được sức khỏe và thể trạng tối ưu ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ nếu IVF thành công.
2. Sau chuyển phôi nên ăn gì?
Sau chuyển phôi nên ăn gì? Lời khuyên khoa học nhất là cân bằng các nhóm dinh dưỡng. Không vì một lời truyền miệng về một loại thức ăn nào mà cố gắng ăn quá nhiều để gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và tạo cảm giác khó chịu, ép buộc. Điều nãy dễ dẫn đến tâm lý áp lực, căng thẳng và stress sau chuyển phôi.
Thực phẩm giàu protein
Protein có vai trò kiểm soát việc sản xuất nội tiết tố (hormone) của cơ thể. Các hormone này quyết định số lượng và chất lượng trứng ở người phụ nữ. Trứng có chất lượng tốt sẽ là nền tảng của ca IVF thành công. Vì thế, hãy đảm bảo rằng khẩu phần ăn gồm đầy đủ các loại thực phẩm giàu protein như thịt đỏ (heo, bò, dê…), thịt trắng (gà, vịt, ngan…), cá, trứng, sữa, các loại đậu, các loại hạt…
Thực phẩm giàu carbohydrate tốt
Carbohydrate lành mạnh là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho phụ nữ trước và sau khi chuyển phôi. Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày những món giàu carbohydrate tốt như: bánh mì nguyên cám, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại đậu…
Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Có nhiều loại chất béo khác nhau: chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, chất béo chuyển hóa. Trong đó, chất béo không bão hòa là chất béo lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo không bão hòa giúp tăng khả năng mang thai lên 3-4 lần. Cá có dầu (cá hồi, cá thu, cá ngừ…), rau quả lá xanh, cây họ đậu, dầu hạt cải, dầu ô liu… rất giàu loại chất béo này. Trong khi đó, bạn nên tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có nhiều trong thịt mỡ, khoai tây chiên, gà rán, bánh quy, thức ăn nhanh…
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Tình trạng viêm và các góc oxy hóa tự do có thể là một trong những căn nguyên gây ra các vấn đề trên cơ thể, và đặc biệt có hại cho những phụ nữ đang cố gắng mang thai. Khi cơ thể bị viêm hoặc có nhiều chất với các gốc oxy hóa tự do bất lợi có thể sẽ cản trở, sự di chuyển, khả năng thụ tinh của tinh trùng, làm trầm trọng tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và thai đổi môi trường trong buồng tử cung trở thành một nơi không thích nghi cho phôi thai phát triển.
Uống đủ nước
Dù ở giai đoạn nào của chu trình IVF, bạn cũng cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Cầ khoảng 2-3 lít/ngày để thanh lọc và giải độc. Lượng nước này đến từ nước lọc, sữa, nước trái cây nguyên chất, sinh tố rau quả… Nếu bạn bị dị ứng với sữa bò, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm giải pháp thay thế.
Trên đây là những thông tin sau chuyển phôi nên ăn gì. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không nhỏ để các chị em có một chu kỳ điều trị thuận lợi.
Một chế độ dinh dưỡng cần bằng sẽ giúp cho các chị em có nền tảng sức khoẻ tốt. Điều này để giúp cho các chị em có khởi đầu thuận lợi cho quá trình thai kỳ sau này.
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10
Phụ nữ thừa cân ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Béo phì đang trở thành một gánh nặng ngày càng lớn cho hệ thống y ...
Th9
Chi phí trữ đông trứng tại Viện như thế nào?
Hiện nay xu hướng trữ đông trứng chủ động ngày càng được nhiều phụ nữ ...
Th9
Phụ nữ mắc PCOS có thể có thai bằng phương pháp nào?
Hội chứng PCOS hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9