Sau chuyển phôi nên kiêng gì?

353012223 787139326410260 956832399984202032 n

Mục tiêu lớn nhất trong điều trị hiếm muộn là sinh ra những em bé khoẻ mạnh cho các gia đình mong con. Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản rất phức tạp. Chính vì thế, chỉ một sai sót nhỏ trong một khâu điều trị đều có thể dẫn đến thất bại. IVF cũng là kỹ thuật có chi phí khá cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Sau chuyển phôi là giai đoạn quan trọng và bệnh nhân sẽ biết mình mang thai hay không. Chính vì vậy, tâm lý lo lắng thất bại ở bệnh nhân thường khiến cho bệnh nhân lo lắng quá mức. Vậy sau chuyển phôi nên kiêng gì?

1. Tỷ lệ thành công trong IVF phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật có quy trình phúc tạp gồm nhiều giai đoạn khác nhau:

  • Kích thích buồng trứng
  • Chọc hút noãn tạo phôi
  • Trữ phôi (đối với chuyển phôi trữ)
  • Canh niêm mạc (đối với trường hợp chuyển phôi trữ) và chuyển phôi.

Cho đến nay, tỷ lệ thành công trung bình của thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới là 50%. Đây là một sự nỗ lực không hề nhỏ của các Trung tâm hỗ trợ sinh sản. Tại Viện Mô phôi, tỷ lệ thành công trung bình hiện nay đạt tới 60%. Và tỷ lệ thành công trong IVF phụ thuộc vào những yếu tố sau.

Độ tuổi người vợ

Tuổi tác là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm. Bố mẹ tuổi càng trẻ thì khả năng thành công của IVF càng cao. Tỷ lệ IVF thành công phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe và độ tuổi của người vợ. Vì đặc điểm cơ quan sinh sản của nữ sẽ giảm dần số lượng trứng đạt tiêu chuẩn theo thời gian. Đối với những phụ nữ trên 35 tuổi, đây sẽ là trở ngại rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ thành công khi thụ tinh ống nghiệm.

Bởi số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn để có thể cùng với tinh trùng tạo thành phôi tốt theo sinh lý phụ nữ sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt khi phụ nữ bước qua độ tuổi 35. Chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, dẫn đến cơ hội chuyển phôi của người mẹ được nhiều lần hơn trong một chu kỳ kích thích trứng. Tương tự như vậy, chất lượng tinh trùng càng tốt thì số phôi tạo thành càng đạt chất lượng tốt.

Sức khỏe hai vợ chồng

Trước khi tiến hành IVF, vợ và chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với những cặp vợ chồng tinh trùng và trứng chất lượng tốt thì tỷ lệ thành công là rất cao.

Nhưng thường các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn thường là biến chứng của các nguyên nhân vô sinh phức tạp trước đó như tinh trùng yếu hay người vợ bị rối loạn phóng noãn, kinh nguyệt không đều, bất thường ở tử cung,… Theo báo cáo cho thấy, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì chức năng sinh sản sẽ càng ít bị ảnh hưởng và tỷ lệ thành công càng cao. Vì vậy theo khuyến cáo, nếu không dùng các biện pháp tránh thai mà sau một năm (người vợ trên 35 tuổi còn 06 tháng) vẫn chưa có con thì các cặp vợ chồng cần đi khám nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Điều trị sớm

Các cặp vợ chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh, hiếm muộn trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Sau một năm mong con không sử dung biện pháp tránh thai thì các cặp vợ chồng nên đi khám. Việc thăm khám sớm sẽ giúp sớm phát hiện các bất thường. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị sớm để giảm chi phí và rút ngắn thời gian mong con cho các cặp vợ chồng.

Chất lượng phôi

Chất lượng phôi đóng vai trò quan trọng đến tỷ lệ thành công trong điều trị IVF. Chất lượng phôi tốt sẽ tăng tiềm năng làm tổ và ngược lại. Việc đánh giá chất lượng phôi sẽ dựa trên hình thái và kỹ thuật phân tích di truyền giai đoạn tiền làm tổ để chọn phôi khoẻ mạnh.

👉👉👉Tìm hiểu thêm: Không có kinh nguyệt có thể mang thai không?

Labo 01 2 3
Chất lương phôi được đánh giá dựa trên hình thái phôi ngày 3 và ngày 5.

Trình độ chuyển môn của bác sĩ tại cơ sở điều trị

Mỗi bệnh nhân sẽ có tiền sử bệnh lý và thời gian mong con khác nhau. Chính vì vậy, yếu tố chuyên môn của bác sĩ đóng vai trò quan trọng để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp, cá thể hoá trên từng bệnh nhân.

2. Sau chuyển phôi nên kiêng gì?

Không nằm yên bất động và khép chân sau chuyển phôi

Các nghiên cứu cho thấy nó không những KHÔNG mang lại lợi ích bổ sung nào mà còn có khả năng gây tác động BẤT LỢI đến quá trình làm tổ của phôi, ảnh hưởng đến kết quả mang thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai và tỷ lệ làm tổ của phôi .
 
Khoa học đã tiến một chặng đường dài kể từ đó và nghiên cứu đã trấn an chúng ta rằng điều này là không cần thiết và chúng ta có thể thực hiện các thói quen hàng ngày bình thường mà không cần phải quấn mình trong chăn nhé!

Kiêng các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, đồ ăn nhanh

  • Cần tránh hầu hết các loại thực phẩm được chế biến sẵn ở dạng đóng gói. Ví dụ như: xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng…
  • Thực phẩm nhiều đường. Cần theo dõi hàm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Điều này để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. Nếu bạn không thể hạn chế đồ ngọt hoàn toàn, hãy chọn thực phẩm chứa đường tự nhiên chứ không phải chất tạo ngọt nhân tạo.

Hạn chế caffein và các chất kích thích

  • Nếu bạn muốn đạt được thành công khi chuyển phôi trong IVF, hãy giảm lượng caffein nạp vào xuống mức tối thiểu. Nguyên nhân là nó gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Khi trạng thái sức khỏe không tốt, thất bại sau chuyển phôi là điều khó tránh.
  • Thức uống có cồn: Rượu bia không chỉ có hại cho sức khỏe của bạn mà còn không tốt cho phôi được chuyển vào cơ thể. Vì thế, hãy nói “không” với rượu trong giai đoạn bạn mới chuyển phôi IVF.

Tránh thức khuya và căng thẳng

Một yếu tố không được chú ý nhiều nhưng góp phần rất lớn để tăng tỷ lệ thành công khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tâm lý lo lắng sẽ không tốt cho quá trình làm tổ của phôi. Và đặc biệt, bệnh nhân không nên thử thai quá sớm để tránh tình trạng tạo áp lực và tâm lý chán nản.

Trên đây là những thông tin sau chuyển phôi nên kiêng gì. Đây là giai đoạn cuối cùng của điều trị IVF, chính vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định thuốc. Bên cạnh đó cần thoải mái tâm lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi khoa học. 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status