Một trong những điều không mong muốn là hành trình điều trị thất bại của bệnh nhân. Mặc dù không muốn, nhưng không phải ai cũng thành công ngay lần chuyển phôi đầu tiên. Có người chuyển phôi lần đầu đậu ngay, sinh con khoẻ mạnh. Có người chuyển phôi lần đầu đậu, nhưng lại sảy thai, thai lưu. Sau mỗi lần như vậy, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều áp lực tâm lý. Nhất là vấn đề về tâm lý, sức khoẻ và tài chính. Vậy sau lưu thai bao lâu có thể chuyển phôi tiếp? Dưới đây là những thông tin quan trọng bệnh nhân có thể tham khảo để có quyết định yên tâm hơn trên hành trình điều trị vô sinh/hiếm muộn.
💁♀️Ngày 12/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
💁♀️Ngày 08/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra xuất tinh ngược dòng?
💁♀️Ngày 31/08/2023: Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới là gì?
💁♀️Ngày 08/09/2023: Hội chứng buồng trứng đa nang cần lưu ý gì?
💁♀️Ngày 11/09/2023: Xét nghiệm beta hCG là xét nghiệm gì?
💁♀️Ngày 12/09/2023: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn “Bàn tay vàng” trong điều trị hiếm muộn
1. Vì sao xảy ra tình trạng sảy lưu thai?
Nhắc đến sảy lưu thai, là nhắc đến nỗi sợ hãi của các bà mẹ, đặc biệt là các chị em đang mong con. Có những người phải chờ 5 năm, 10 năm thậm chí lâu hơn để nghe thấy được nhịp tim của con. Thế nhưng sự lo lắng vẫn luôn thường trực.
Thai lưu là gì?
Thai lưu hay thai chết lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trước thời điểm mẹ chuyển dạ. Thai chết lưu được phân loại theo số tuần mang thai:
- Từ 20 – 27 tuần: thai chết lưu sớm
- Từ 28 – 36 tuần: thai chết lưu muộn
- Sau 37 tuần: thai chết lưu đủ tháng
Vì sao xảy ra tình trạng thai lưu?
Nguyên nhân thai lưu có thể khác nhau dựa trên tuổi thai và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, khoảng 1/4 ca thai lưu không tìm được nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Những nguyên nhân thai lưu có thể là:
Bất thường về nhiễm sắc thể và những khiếm khuyết bẩm sinh
Những bất thường về nhiễm sắc thể (như rối loạn nhiễm sắc thể, đột biến nhiễm sắc thể…) và dị tật bẩm sinh ở thai nhi (phù rau thai, não úng thủy, vô sọ…) là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thai chết lưu. Thống kê cho thấy khoảng 14% trường hợp lưu thai xuất phát từ nguyên nhân này.
Hạn chế tăng trưởng trong tử cung
Hạn chế tăng trưởng trong tử cung là tình trạng thai nhi nhỏ hơn đáng kể so với tuổi thai kỳ. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể khiến thai chết lưu hoặc tăng nguy cơ trẻ tử vong khi mới chào đời (do em bé không được cung cấp đầy đủ oxy hoặc dinh dưỡng).
Rau bong non
Rau bong non là tình trạng rau thai đột ngột tách ra khỏi thành tử cung khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Đây là tai biến sản khoa nguy hiểm có thể biến chứng thành thai lưu hoặc sinh non. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do mẹ vỡ ối sớm, bị chấn thương trực tiếp ở vùng bụng hoặc do bất thường cấu trúc trong tử cung.
Mẹ bầu có lối sống kém lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích, cũng góp phần làm tăng nguy cơ rau bong non. Cùng với rau bong non, các tai biến sản khoa khác như đa thai, cạn ối, dư ối… cũng được cho là những yếu tố nguy cơ dẫn đến thai lưu.
Nhiễm trùng
Nếu thai phụ mắc một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, bao gồm cả nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), nguy cơ thai bị chết lưu sẽ tăng lên. Khoảng 13% trường hợp lưu thai là do thai phụ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Các vấn đề với dây rốn
Rất hiếm khi xảy ra tai nạn về dây rốn trong thai kỳ, chẳng hạn như dây bị thắt chặt hoặc dây quấn quá chặt vào cổ em bé. Thế nhưng, đây lại là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, khiến thai nhi bị cắt nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến chết lưu. Khoảng 10% thai chết lưu có liên quan đến bất thường dây rốn.
Mẹ mắc một số bệnh lý
Một số tình trạng bệnh lý ở thai phụ cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu. Các bệnh lý này bao gồm:
- Bệnh lupus ban đỏ
- Rối loạn đông máu
- Bệnh đái tháo đường khi mang thai
- Tăng huyết áp thai kỳ
- Bệnh tim hoặc tuyến giáp
- Thừa cân – béo phì
2. Sau lưu thai bao lâu có thể chuyển phôi tiếp?
Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ hiếm muộn không may bị lưu thai quan tâm. Sau khi trải thai lưu, quyết định chuyển phôi để mang thai tiếp hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe của người mẹ,
- Nguyên nhân gây ra sảy thai hoặc thai lưu,
- Sự khuyến nghị từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11