Tử cung là cơ quan sinh sản rất quan trọng của người phụ nữ. Khi tử cung gặp vấn đề, khả năng mang thai của phụ nữ bị ảnh hưởng. Một trong những vấn đề gặp phải ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản là dính buồng tử cung. Dính buồng tử cung khiến việc mang thai trở nên khó khăn. Thậm chí gây sảy lưu thai. Vậy nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
🍀Ngày 28/08/2023: Các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
🍀Ngày 11/08/2023: Khi nào cần áp lạnh viêm lộ tuyến cố tử cung?
🍀Ngày 24/06/2023: Tử cung dị dạng là gì?
🍀Ngày 21/06/2023: Viêm niêm mạc tử cung là gì?
🍀Ngày 27/06/2023: Niêm mạc tử cung dày nên làm gì?
🍀Ngày 23/08/2023: U xơ tử cung có gay vô sinh không?
1. Nguyên nhân nào gây ra dính buồng tử cung?
Dính buồng tử cung là gì?
Tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng, thực hiện chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tử cung có cấu tạo gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Trong đó, lớp nội mạc tử cung gồm 2 lớp, lớp nằm phía trên là lớp chức năng, lớp nằm phía dưới là lớp đáy. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bong ra và bị thải ra ngoài gọi là hiện tượng hành kinh, còn lớp đáy sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo lại lớp nội mạc chức năng sau mỗi khi hành kinh.
Dính buồng tử cung là hiện tượng lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương, khiến thành tử cung phía trước và phía sau dính lại với nhau.
Phân loại dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung chia làm hai dạng:
- Dính buồng tử cung hoàn toàn: Thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau dính hoàn toàn vào nhau. Đây chính là nguyên nhân gây vô kinh và vô sinh thứ phát ở phụ nữ.
- Dính buồng tử cung một phần: Thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau chỉ dính vào nhau một phần, chị em vẫn có chu kỳ kinh nguyệt với số ngày hành kinh và lượng máu kinh giảm. Trường hợp này chị em vẫn có thể mang thai, nhưng dễ bị sảy thai và hạn chế trong sự phát triển thai.
Nếu bị dính một phần buồng tử cung, chị em vẫn có kinh nguyệt. Nhưng sẽ giảm số ngày hành kinh và lượng máu kinh. Nếu bị toàn bộ, chị em sẽ bị tắt kinh hẳn vì không có nội mạc bong ra gây chảy máu.
Dấu hiệu nhận biết dính buồng tử cung
Kinh nguyệt không đều
Đây là biểu hiện điển hình nhất của bệnh. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh, lớp nội mạc chức năng sẽ bong ra tạo thành máu kinh. Tuy nhiên, khi bị dính buồng tử cung, lớp nội mạc này không thể tăng sinh hoặc tăng sinh ít, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lượng máu kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ dính của buồng tử cung. Cụ thể:
- Buồng tử cung bị dính một phần: Vẫn xuất hiện kinh nguyệt đúng chu kỳ, tuy nhiên số ngày hành kinh và lượng máu kinh ít đi.
- Buồng tử cung bị dính hoàn toàn: Sau thủ thuật, hoặc phẫu thuật buồng tử cung có thể thấy kinh nguyệt xuất hiện lượng ít, giảm dần và sau đó không thấy kinh nữa.
Đau bụng dưới
Khoảng một tháng sau nạo phá thai hoặc bất kỳ thủ thuật liên quan ở tử cung, nếu chị em thấy đau râm ran ở bụng dưới thường xuyên và ngày càng trầm trọng, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ Sản Phụ khoa thăm khám, xác định có dính buồng tử cung hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Không có thai mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai
Sau một thời gian ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai, nếu chị em vẫn không có thai. Nên đến cơ sở y tế để được chụp tử cung, vòi trứng, chẩn đoán tình trạng buồng tử cung. Bởi theo thống kê, khoảng 1,5% trường hợp vô sinh nữ có liên quan đến hiện tượng này.
Nguyên nhân gây dính buồng tử cung là gì?
- Nạo hút thai, phá thai là nguyên nhân chính gây dính tử cung. Thống kê cho thấy, khoảng 90% trường hợp gặp phải tình trạng này là do can thiệp nạo hút lấy thai.
- Phẫu thuật ở buồng tử cung như cắt u xơ tử cung dưới niêm mạc, hoặc cắt polyp buồng…
- Tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung kéo dài, không được điều trị kịp thời và dứt điểm…
2. Phương pháp điều trị đối với dính buồng tử cung
Phương pháp điều trị dính buồng tử cung hiệu quả nhất là phẫu thuật nội soi nong tách dính buồng tử cung. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật nội soi và dao điện vào tử cung qua âm đạo để tiến hành gỡ dính thông qua hình ảnh kết nối với màn hình nhờ có camera gắn ở đầu dụng cụ.
Quy trình phẫu thuật nội soi nong tách dính buồng tử cung gồm các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị trước phẫu thuật, vô trùng dụng cụ nội soi buồng tử cung.
- Bước 2: Tiến hành thăm khám và đánh giá chuyên sâu. Xác định vị trí tổn thương và các nguy cơ của cuộc phẫu thuật.
- Bước 3: Hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế phụ khoa và gây tê cục bộ bộ phận sinh dục nữ.
- Bước 4: Mở âm đạo bằng mỏ vịt, đưa dụng cụ tách dính vào vị trí tử cung bị dính lại. Sau kỹ thuật nong tách dính, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị kháng viêm. Điều này giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây dính buồng tử cung và viêm nội mạc tử cung. Đồng thời giúp tái tạo nội mạc nhanh chóng.
- Bước 5: Soi buồng tử cung nhằm kiểm tra không bị chảy máu và buồng tử cung được toàn vẹn.
Trên đây là thông tin nguyên nhân gây ra dính buồng tử cung là gì. Hiện nay, việc nạo phá thai ở giới trẻ rất đáng báo động. Các bạn trẻ cần được thông tin nhiều hơn về những biến chứng của việc nạo phá thai không an toàn, trong đó có dính buồng tử cung.
Bài viết liên quan
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khi hành kinh máu kinh sẽ ra ...
Th10
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9