Tình trạng suy buồng trứng đang là nỗi lo của các chị em hiếm muộn. Dữ trữ buồng trứng của phụ nữ sẽ giảm dần theo thời gian. Đi kèm với giảm số lượng và giảm chất lượng noãn, số noãn bất thường tăng. Đi kèm với đó là sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể suy buồng trứng gây ảnh hưởng gì? Có cách nào để khắc phục suy buồng trứng hay không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
1. Vai trò của buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của nữ giới với hai chức năng cơ bản: Nội tiết – tiết ra các hormon sinh dục nữ quyết định giới tính phụ như estrogen và progesteron và ngoại tiết – sự rụng trứng. Một buồng trứng hoạt động bình thường sẽ giúp cho người phụ nữ có đời sống sinh dục, sinh lý và sinh sản bình thường.
Chức năng ngoại tiết của buồng trứng
Từ sau tuổi dậy thì, trung bình mỗi tháng 1 lần, buồng trứng sẽ phóng thích ra một trứng, dẫn đến quá trình hành kinh và thụ thai nếu gặp tinh trùng. Đây là chức năng ngoại tiết của buồng trứng.
📌📌Tham khảo thêm: Dự trữ buồng trứng là gì?
Chức năng nội tiết của buồng trứng
Buồng trứng là một tuyến nội tiết của cơ thể, tiết 2 hormone sinh dục quan trọng là: estrogen và progesterone
- Estrogen. Estrogen là hợp chất steroid, được tổng hợp tại buồng trứng từ cholesterol và có thể cả từ acetyl coenzym A.
- Progesterone: Progesterone là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzym A. Tác dụng quan trọng nhất của progesterone là kích thích bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
2. Nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng ở phụ nữ
-
Bất thường về di truyền hoặc là các bệnh lý tự miễn;
-
Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài nhưng không thăm khám, khiến lượng kinh nguyệt không ổn định;
-
Đã từng tham gia liệu pháp hoá học như hoá trị, xạ trị;
-
Viêm tuyến giáp tự miễn;
-
Viêm nhiễm: Một số loại virus quai bị, virus Herpes Simplex,…;
-
Stress kéo dài, hút thuốc lá, bia rượu, giảm cân quá mức… hoặc sử dụng bừa bãi các loại thuốc lá – thảo dược không rõ nguồn gốc hoặc do lạm dụng các loại thuốc kích thích buồng trứng khiến suy giảm hormone estrogen;
-
Bệnh lý buồng trứng dẫn đến cắt một bên buồng trứng hoặc hay sau 1 số phẫu thuật như đốt điểm buồng trứng, cắt góc buồng trứng trong trường hợp buồng trứng đa nang.
3. Suy buồng trứng gây ảnh hưởng gì?
Suy buồng trứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người phụ nữ. Tình trạng này dẫn đến sự phát triển sớm của một số bệnh lý như tim mạch, loãng xương, rối loạn lipid.
Phụ nữ bị suy buồng trứng vẫn có thể có con tự nhiên. Tuy nhiên trong một số trường hợp họ cần tìm đến sự trợ giúp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Theo các nghiên cứu cho thấy, dự trữ buồng trứng của người phụ nữ sẽ giảm dần theo độ tuổi. Đặc biệt sau năm 35 tuổi. Suy giảm cả về số lượng và chất lượng noãn. Tuy nhiên việc có con còn phụ thuộc thêm yếu tố tuổi tác. Ví dụ một người phụ nữ có dự trữ buồng trứng thấp nhưng chỉ mới ở độ tuổi 35 hoặc thấp hơn thì cơ hội có con sẽ cao hơn so với những người trên 40 tuổi. Hiện nay không có cách nào để làm dừng quá trình suy buồng trứng hay cải thiện tình trạng này. Càng lớn tuổi chất lượng và số lượng trứng càng giảm vì vậy cần được thăm khám sớm để không bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị.
bài viết này đã cung cấp thông tin suy buồng trứng gây ảnh hưởng gì. Suy buồng trứng không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản mà còn tác động đến sức khoẻ toàn diện của phụ nữ. Vì vậy, các chị em nên thăm khám sớm khi thời gian mong con trên 06 tháng nhé!
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9