Chuyển phôi là công đoạn cuối cùng của chu trình thụ tinh trong ống nghiệm. Để đi đến bước này, các chị em đã trải qua một hành trình đầy khó khăn. 2 tuần sau chuyển phôi, các chị sẽ biết được kết quả của ca điều trị, có thai hay không. Đây là giai đoạn rất hồi hộp và có nhiều lo lắng cho các chị em. Chắc hẳn các chị đều lo lắng cho quãng thời gian này. Sau chuyển phôi nên ăn gì, kiêng gì? Và tại sao sau chuyển phôi không nên nằm một chỗ? Mời các bạn cùng theo dõi nhé.
1. Quy trình chuyển phôi
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian canh niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Sau chuyển phôi bao lâu nên thử thai?
Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi.
Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.
2. Tại sao sau chuyển phôi không nên nằm một chỗ?
Nằm một chỗ có hại hơn là có lợi…
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, vận động nhẹ nhàng sau chuyển phôi giúp máu lưu thông tốt. Máu vận chuyển tới tử cung đều đặn, sẽ mang dinh dưỡng và nội tiết tới cho phôi tốt hơn.
Bản thân con người sinh ra là phải vận động. Chị em có thể nhìn thấy các mẹ mang thai tự nhiên, tại sao họ vận động bình thường mà thai vẫn ổn?
Vận động có sao không?
Câu trả lời đúng đắn và khoa học nhất là sau chuyển phôi, các chị em có thể vận động “bình thường” trong tầm sức cho phép của mình. “Bình thường” ở đây nghĩa là: hoạt động như mọi ngày, vừa sức, không gây mệt. Ví dụ: mỗi ngày bạn làm việc văn phòng thì sau chuyển phôi bạn vẫn cứ đi làm như vậy. Nếu mỗi ngày bạn làm nội trợ, công việc nấu ăn không khiến bạn mệt, vậy thì hãy tiếp tục, đừng vì chuyển phôi rồi chỉ ngồi một chỗ không dám làm việc gì. Nhưng nếu hằng ngày bạn phải khiêng vác nặng, phải dùng sức nhiều, thì sau chuyển phôi nên giảm tải công việc lại.
Có chị em tự nghĩ: thai mình là thai hỗ trợ, không giống thai thường và yếu hơn. Nghĩ như vậy là hoàn toàn sai. Khi phôi thai đã đặt vào tử cung sẽ có quá trình phát triển và lớn lên như thai tự nhiên. Chỉ khác một điều là thai hỗ trợ cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu.
Bài viết trên đây đã giúp các chị em hiểu: tại sao sau chuyển phôi không nên nằm một chỗ? Vậy nên các chị hãy cho mình cơ hội vận động nhẹ nhàng thoải mái, để tạo tâm lý tích cực, tăng khả năng thụ thai thành công nhé!
Bài viết liên quan
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10
Phụ nữ thừa cân ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Béo phì đang trở thành một gánh nặng ngày càng lớn cho hệ thống y ...
Th9
Chi phí trữ đông trứng tại Viện như thế nào?
Hiện nay xu hướng trữ đông trứng chủ động ngày càng được nhiều phụ nữ ...
Th9
Phụ nữ mắc PCOS có thể có thai bằng phương pháp nào?
Hội chứng PCOS hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ ...
Th9
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Từ khi ra đời, phương pháp IVF đã giúp hàng triệu phụ nữ trên thế giới ...
Th9