Thời điểm lý tưởng nhất để chuyển phôi trữ

408744293 886198573171001 562361719127744413 n

Chuyển phôi được xem là bước cuối cùng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi được thụ tinh trong phòng Lab sẽ được chuyển vào buồng tử cung của mẹ. Bệnh nhân có thể được chỉ định chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh. Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân chủ yếu được chỉ định chuyển phôi đông lạnh. Như vậy có phải thời điểm nào cũng có thể tiến hành chuyển phôi không? Thời điểm lý tưởng nhất để chuyển phôi trữ là gì?

🌱Ngày 29/02/2024: Những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán vô sinh nam.

🌱Ngày 14/04/2023: Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

🌱Ngày 25/01/2024: Các bệnh lý thường gặp gây rối loạn hormone nữ.

🌱Ngày 20/05/2023: Hội chứng Down có thể điều trị không?

🌱Ngày 19/05/2023: Làm thế nào để phòng ngừa hội chứng Klinefelter?

🌱Ngày 23/05/2023: Cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc sau chuyển phôi

🌱Ngày 22/05/2023: Bị phù chân khi mang thai cần làm gì?

Thời điểm lý tưởng nhất để chuyển phôi trữ

Có những phương pháp nào để chuẩn bị niêm mạc?

Chuyển phôi là thao tác bác sĩ sẽ đưa phôi sau khi đã thụ tinh vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sẽ được chứa trong Catheter chuyên dụng chuyển vào tử cung dưới hướng dẫn siêu âm.

Trong thụ tinh ống nghiệm, bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hặc phôi đông lạnh. Chuyển phôi tươi sẽ được tiến hành trong chu kỳ kích trứng. Khi phôi được nuôi lên ngày 3 (gọi là phôi ngày 3) hoặc khi phôi được nuôi lên ngày 5 (gọi là phôi ngày 5), sẽ tuỳ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định. Chuyển phôi tươi không cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung nên thời gian sẽ ngắn hơn, thường khoảng 5 tuần.

Đối với chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân sẽ cần trải qua quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung. Quá trình này thường bắt đầu vào ngày 2 chu kỳ kinh nguyệt và thường không kéo dài quá 18 ngày. Có 3 phác đồ chuẩn bị niêm mạc tử cung hiện nay:

Thời điểm lý tưởng để chuyển phôi

  • Khoảng 15-20 ngày của chu kỳ kinh tính từ ngày 2 chu kỳ kinh
  • Độ dày niêm mạc tối ưu từ 8-12mm
  • Hình thái niêm mạc đẹp trong quá trình chuẩn bị niêm mạc là hình hạt cà phê hay hình ba lá trên siêu âm
  • Một số yếu tố khác như độ tưới máu, diễn biến phát triển của niêm mạc, các vấn đề bất thường của tử cung như dịch lòng tử cung, polyp buồng tử cung…

Quy trình chuyển phôi

Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:

  • Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị qua cổ tử cung. Được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm.
  • Các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
  • Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
  • Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
408744293 886198573171001 562361719127744413 n
Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.

Những lời khuyên để tăng tỷ lệ đậu thai sau chuyển phôi

Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

Điều này được xem là lưu ý quan trọng đầu tiên để tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi. Sau chuyển phôi 100% bệnh nhân được kê thuốc nội tiết hỗ trợ hoàng thể. Thuốc nội tiết được xem là “hơi thở” để phôi làm tổ và phát triển thuận lợi. Tuy vậy bệnh nhân tuyệt đối không tư ý thêm/bớt liều thuốc theo đơn đã kê của bác sĩ.

Hạn chế các hoạt động mạnh

Sau chuyển phôi, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi tại Viện. Đây là khoảng thời gian cần thiết để phôi ổn định trong tử cung. Sau đó, bạn có thể di chuyển về nhà và sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân không nên ngồi hoặc đứng 1 chỗ quá lâu mà đi lại nhẹ nhàng để cho máu lưu thông được tốt hơn hoặc giải trí bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, tránh mang vác nặng và hoạt động mạnh.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày.

Hiện nay, không có một loại thực phẩm nào được chứng minh là tốt cho quá trình làm tổ. Vì vậy, bệnh nhân không nên ép bản thân phải ăn một loại thức ăn nào mà bản thân không muốn để tránh tình trạng sợ ăn.

tiem thuoc kich trung nen an gi 2

Hãy giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái

Khoa học đã chứng minh, căng thẳng sẽ không có lợi cho quá trình làm tổ của phôi. Lo âu, căng thẳng sẽ chỉ khiến tâm trạng trở nên nặng nề, mệt mỏi. Thậm chí điều này dễ dẫn đến việc thử thai quá sớm và đưa lại kết quả không mong đợi. Mọi cảm xúc tiêu cực lúc này cần nên được hạn chế. Bệnh nhân nên giữ giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, không tự tạo áp lực cho bản thân. 

Nên kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu sau chuyển phôi

Bác sĩ khuyến cáo nên kiêng quan hệ tình dục sau chuyển phôi để tránh kích thích sự co bóp tử cung và giúp phôi làm tổ an toàn hơn. Và hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu vì thai nhi trong 3 tháng đầu sau thụ tinh chưa thực sự ổn định, khi quan hệ tình dục, khó có thể tránh những tác động mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status