Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Thay đổi nội tiết bên trong, sắc vóc hình dáng bên ngoài. Một trong những tình trạng hay gặp ở các mẹ bầu là phù chân. Đặc biệt điều này thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai? Điều này có nguy hiểm cho mẹ và bé không? Bị phù chân khi mang thai cần làm gì?
📌📌📌05/05/2023: Thai IVF sẽ dùng thuốc nội tiết đến bao nhiêu tuần
📌📌📌04/05/2023: Lọc rửa tinh trùng để làm gì?
1. Nguyên nhân bị phù chân khi mang thai
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chân bị phù khi mang thai
- Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.
- Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới. Đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim. Khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.
- Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormone trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.
2. Sưng phù khi mang thai có nguy hiểm không?
Sưng phù bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên các bạn cần khám bác sĩ Sản-Phụ khoa để loại trừ phù do tiền sản giật (một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ).
Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật. Điều này gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Hãy đến gặp bác sĩ khi có những biểu hiện sau:
- Sưng phù dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm
- Tay và mặt cũng bị phù
- Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu
- Đau đầu nặng
- Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ
- Đau dữ dội ngay dưới xương sườn
- Nôn với bất kỳ triệu chứng nào
Bài viết liên quan
Một số triệu chứng cảnh báo suy giảm dự trữ buồng trứng ở phụ nữ
Buồng trứng của người phụ nữ hình thành từ khi còn là bào thai trọng ...
Th10
Nguyên nhân nào gây ra dịch trong buồng tử cung?
Tử cung được xem là “mái nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đây ...
Th10
Viêm tiểu khung có liên quan gì đến hiếm muộn ở nữ giới?
Viêm tiểu khung không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài sẽ ảnh ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày có nguy cơ vô sinh không?
Hiện nay, thuốc ngừa thai là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa thụ ...
Th9
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ
Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan ...
Th9